– Hành hương địa điểm các vị tử đạo -Giáo phận Sendai-
切支丹ゆかりの地―東北
“Vị tử đạo Kitô giáo làm nên cuộc chiến thắng của tình yêu trên lòng thù hận và sự chết”
―殉教者は憎しみと死に打ち勝って、愛の勝利を収めた者―
(Pope Benedict XVI, Angelus 26th Dec 2007)
Cuối thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 16 Nhật Bản trong thời kỳ nội chiến hay gọi là chiến quốc (Sengoku/戦国). Các lãnh chúa (大名) trên đảo Nhật giao chiến với các lãnh chúa khác để mở rộng lãnh thổ và ảnh hưởng của mình. Lúc bấy giờ đạo Công giáo phát triển mạnh và có nhiều lãnh chúa theo đạo Công giáo. Lãnh chúa không Công giáo cũng rất cảm tình với Công giáo, họ tạo nhiều điều kiện thuận lợi người Công giáo sống đạo.
Oda Nobunaga (1534–1582) là người đã thực hiện bước đầu tiên để chấm dứt nội chiến và ông có tham vọng thống trị thiên hạ. Nobunaga bảo vệ các nhà truyền giáo, cho phép xây dựng nhà thờ, trường học vv. Ngay cả các chư hầu của ông cũng là người Công giáo.
Nhưng sau khi Nobunaga qua đời, năm 1590 quyền thống trị thiên hạ hoàn toàn vào tay Toyotomi Hideyoshi (1537–1598). Toyotomi bắt đầu cấm các sinh hoạt Công giáo và các tướng quân kế vị cũng đi theo chính sách cấm đạo.
Lệnh cấm đạo Công giáo (Kirishitan) năm 1612 và lệnh trục xuất nhà truyền giáo năm 1613, kế đến là chính sách Bế quan toả cảng từ trung ương bakufu Tokugawa (Edo-Tokyo) đã biến Tohoku thành đất vùng đẫm máu. Chính sách khai báo danh sách chứng minh người Công giáo đã bỏ đạo và đang tuân theo các ghi lễ chùa Phật giáo là lối khai trừ đạo Công giáo và tiêu diệt người Công giáo đang sống trong vùng Đông Bắc Nhật bản thời Mạc phủ Tokugawa.
Đến tháng 5 năm 1643, Mạc phủ một lần nữa nghiêm phạt những người dù có trong danh sách chùa Phật giáo, nhưng vẫn cầu nguyện hay thờ phượng một Thiên Chúa một cách âm thầm và kín đáo. Để loại trừ đức tin một Thiên Chúa là đấng tạo dựng trời đất và Chúa Giesu là Thiên Chúa, Mạc phủ ra lệnh buộc họ phải bước lên bức ảnh Chúa Giesu (Fumie/踏み絵), để kiểm tra xem họ có thật sự bỏ đạo Công giáo hay không.
Cách cấm đạo mỗi ngày càng triệt để. Nên những người dù đã bỏ đức tin một cách công khai qua việc bước lên ảnh Chúa rồi (Fumie), nhưng vẫn bị theo dõi và phải sinh hoạt theo nhóm 5 người (五人組). Lập nhóm này với mục đích quan sát dòm ngó lẫn nhau. Phải trình báo cấp trên khi biết một trong bốn người kia có điều gì khả nghi. Tuy nhiên rất tệ hại khi có những vụ tố cáo oan vì lợi ích cá nhân.
Đạo Công giáo bị cấm trong nhiều năm qua, nhưng vẫn còn nhiều người giữ đạo một cách kín đáo. Vì thế nơi công cộng bản “dự luật cấm đạo Công giáo và ban thưởng” cho những ai chỉ điểm người Công giáo được treo lên:
-Chỉ điểm Nhà truyền giáo, được thưởng 500 miếng bạc.
-Chỉ điểm Sư huynh, được thưởng 300 miếng bạc.
-Chỉ điểm người bỏ đạo mà còn giữ đạo, được thưởng 300 miếng bạc.
-Chỉ điểm người theo đạo Công giáo, được thưởng 100 lượng bạc.
Qua việc Fumie, Mạc phủ thành công việc tìm bắt nhiều trung thành với đức tin. Những người ấy là nông dân, thợ thủ công, doanh thương và Samurai. Cũng có một số người trốn đến nơi này vì xứ họ bị bách đạo tàn khóc hơn. Họ là những người làm nghề đào vàng và hầm mỏ. Nơi và nghề này rất thuận lợi cho việc giữ đạo. Họ tụ họp đọc kinh chung trong hầm mỏ, treo và khắc hình Thánh giá trong hầm mỏ, nơi họ làm việc vv.
Đạo Công giáo bị bách hại khắc nghiệt nhất là vào khoảng thời đại Genroku (1688-1704). Giáo dân vùng Tohoku lúc bấy giờ khoảng 20 ngàn đến 30 ngàn và số giáo dân tử đạo được ghi trong danh sách của chính quyền thời đó lên đến 1.176 người. Có rất nhiều gia đình bị chém trước khi xét xử nên không có danh sách.
Những Vị đạo Tại sông Hirose- Sendai (広瀬川の殉教者-仙台)
Vào thời Masamune Idate là lãnh chúa của miền Sendai. Một nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha Dòng Tên, Cha Diego Calvario (tên tiếng Nhật: Goroemon Nagasaki), tiếp tục truyền giáo từ vùng Tohoku đến Hokkaido.
Năm 1624, cơn bão khủng bố Công giáo lại bắt đầu, cha Calvio phải lẫn trốn. Cha cùng khoảng 60 tín hữu khác cải trang như người làm việc trong hầm mỏ vàng ở Shimooroshie (下颪江).
Tháng 2 năm 1624, bộ hạ của Masamune Idate truy lùng người Công giáo và tìm thấy Cha Calvarrio nơi hầm mỏ. Những người Công giáo khác cũng bị bắt trong lúc này. Bộ hạ của Masamune buộc cha và những người Công giáo phải mang biểu ngữ bằng giấy với chữ “Kito Hữu” trên lưng và bị lôi kéo đi khắp các làng mạc trong tuyết rơi dày đặc của ngày 9 tháng 2. Alexio Kouemon và Dominico Michisai là 2 vị cao niên không còn đi lại được, nên bị chém đầu tại chỗ.
Những người còn lại bị tra tấn một cách tàn bạo và buộc các ngài phải từ bỏ đức tin, nhưng không có ai bội đạo cả. Kế đến họ bày ra mưu khác thâm hiểm hơn là tách chủ chăn xa với người Kito hữu để họ dể thuyết phục người Công giáo chối đạo. Những mưu kế ấy cũng tách được lòng mến của tín hữu dành cho Đức Kito.
…. Ngày 18 tháng 2 năm 1624 vào giữa mùa đông, vào ngày Chúa Nhật cũng là ngày mồng 1 Tết Nguyên đán, họ tra tấn các tín hữu bằng cách trấn nước sông Hirose và 2 người đã tử đạo cùng ngày. 4 ngày sau, họ dục Cha và 6 người giáo dân đến sông Hirose một lần nữa. Họ lột sạch quần áo các ngài, trói các ngài vào những cái cọc gỗ trong nước sông Hirose. Nơi này được gọi là “Chuồng tù trong nước”. Mặt trời đã khuất núi, đêm lạnh bao trùm; nước sông Hirose chảy chậm dần vì mặt nước bắt đầu đóng băng, cha Calvario không ngừng động viên các giáo dân của mình hãy tín thác vào lòng nhân từ của Chúa. Cửa thiên đàng đã mở, cha Calvario là người trút hơi thở cuối cùng. Lúc bấy giờ là 8 giờ tối ngày 22 tháng 2 năm 1624.
Matthias Jubei và Giuliano Jiemon phó thác linh hồn trong tay Chúa ngày 18 tháng 2 và 7 người còn lại tử đạo ngày 22 tháng 2. Marias Shodayu Koyama, Leo Sato Imaemon, Antonio Sasaemon Takahashi, Andrea Niemon Noguchi, Mateo Amma Magobe, Matthias Taroemon Wakasugi, Cha Diego Calvario.
Đài tưởng niệm các vi tử đạo dựng bên bờ sông Hirose, dưới chân cầu Ohashi, Sendai
https://maps.app.goo.gl/BYNZTGyWuvM9JvuKA
2022/8/27-PVLC