Hồi Ký Nguyện Xá Don Bosco 1825-1835-02

Hồi Ký Nguyện Xá Don Bosco 1825-1835-02

4.Trường học quá xa

Một thầy tư giáo có khuôn mặt nhân hậu.
Trong những năm ấy Chúa quan phòng đã cho cha gặp được một ân nhân khác, cha Giuse Cafsso thuộc vùng Castelnuovo Asti. Đó là Chúa nhật thứ hai của tháng mười, dân cư Morialdo mừng lễ Mẫu tính của Đức Mẹ Maria. Đây là lễ bổn mạng của làng, ai nấy đều vui vẻ và bận bịu. Nới các bãi cỏ, người ta tổ chức chơi cùng với các cuộc trình diễn, có cả các người bán hàng dạo và diễn ảo thuật.

Cha thấy một thầy tư giáo, đứng đựa vào cửa nhà thờ, xa khỏi các thứ trò chơi và trình diễn. Thầy có thân hình mảnh mai, nhưng đôi mắt sáng và khuôn mặt nhân hậu. Bị tò mò và thán phục bởi nét mặt thầy, cha lại gần và nói với thầy:

(1): Theo sổ sách giáo xứ, thì cha Gioan Melchiorre Calsso đến ở Morialdo vào tháng chín năm 1829, và chết ở tuổi 70 vào tháng mười một năm 1930. Vì thế, không phải là tháng tư. Trí nhớ của Don Bosco giống như chiếc máy quay phim ,nhớ lại một cách sống động những giai thoại và các điểm riêng biệt, nhưng đôi khi bị sai khi xác định tháng và năm.

Dựa theo nghiên cứu của Eugenio Valentini, dường như hiển nhiên Gioan Bosco đã gặp cha Calosso trong dịp tuần đại phúc ở Buttigliera năm 1929, như thế, là hai năm ngay sau khi đi ở lại trang trại Moglia như một anh “giúp việc”. Là lùng là về những năm này, vốn có nhiều đáng lưu ý về gia đình Moglia, Don Bosco lại không nói chút gì.

-Thưa thầy, chắc thầy muốn tham dự vào các cuộc vui chơi ngày lễ của chúng em chứ? Thầy cho em biết thầy thích trò nào, em sẽ đưa thầy đi.
Thầy liền gọi cha đến gần, và rất lịch thiệp thầy hỏi thăm tên tuổi, việc học của cha, hỏi xem cha đã rước lễ lần đầu chưa, có đi xưng tội và đi học giáo lý chưa. Cha sung sướng trả lời thầy. Rồi cha lập lại lời đề nghị của mình:

-Thầy muốn xem trò gì không?
-Bạn thân mến của tôi, -Thầy trả lời-các cuộc vui của các linh mục chính là các phận vụ trong nhà thờ. Càng có nhiều người tham dự sốt sáng, thì đó chính là cuộc vui làm thỏa lòng các linh mục. Các cuộc vui của chúng tôi là Thánh Lễ, là việc chịu lễ, là việc xưng tội, nơi đây phát xuất niềm vui sâu xa hơn. Tôi đang đợi nhà thờ mở cửa để vào.

Thắng vượt sự sợ hãi, cha trả lời thầy:
-Điều thầy nói đúng lắm. Nhưng cũng giờ cho mọi thứ: Có giờ để đi nhà thờ và cũng có giờ để giải trí.
Thầy cười và nói lời sau đây, vốn cũng là chương trình sống của thầy:
-Người nào làm linh mục thì dâng mình cho Chúa, và trong tất cả những điều xảy ra trên đời, người ấy chỉ quan tâm tới những điều nào làm vinh danh Chúa và mưa ích cho các linh hồn.

Đầy kính trọng, cha muốn biết tên thầy ấy, vì lời thầy nói và thái độ của thầy biểu lộ một cách sâu xa tinh thần của Chúa. Cha biết được đó là Thầy Giuse Cafasso ,sinh viên thần học năm thứ nhất. Trước đó, cha đã nghe nói về thầy nhiều lắm, như một thanh niên thánh thiện.

         Tương lai bất ổn.

Cái chết của cha Calosso, như cha đã nói,quả là một tai họa đối với cha. Cha khóc rất nhiều, không ai có thể an ủi cha được. Vừa thức giấc, cha nghĩ ngay đến ngài. Khi đi ngủ, cha mơ về ngài. Sự thể ấy kéo dài khiến mẹ của cha rất lo lắng, sợ cha sẽ bệnh, bà gởi cha tới nhà bà ngoài ở Capriglio.

Ở đó cha có một giấc mơ khác. Cha mơ thấy một người trách cha nặng lời, vì cha đã đặt niềm hi vọng nơi con người nhiều hơn nơi lòng nhân lành của Thiên Chúa, là cha chúng ta.

Lúc đó cha bận tâm về việc học. Phải làm gì để tiếp tục việc học? Có nhiều linh mục rất giỏi làm việc cho lợi ích của dân chúng, nhưng cha không làm quen được với linh mục nào cả. Thường cha chỉ gặp được cha xứ hay cha phó trên đường mà thôi. Cha chào các ngài từ xa, tôi đến gần một cách lịch thiệp, nhưng các vị chỉ đối đáp lại với tôi một lời chào và lại tiếp tục đi.

Nhiều lần, cay đắng tới độ rơi nước mắt, cha nói:
-Nếu tôi là linh mục, tôi sẽ không cư xử như thế, tôi sẽ tìm cách lại gần các bạn trẻ, nói cho chúng những lời khuyên tốt, những lời tốt lành. Tại sao tôi lại không thể nói với cha xứ của tôi? Cha Calosso đã nói chuyện với tôi. Tại sao các kinh mục khác lại không nói?

Mẹ cha nhận thấy sự đau khổ của cha. Tuy nhiên về việc học của cha, chẳng hi vọng gì anh Antôn sẽ đồng ý, lúc ấy anh đã hơn hai mươi tuổi. Thế nên mẹ quyết định chia tài sản do bà để lại cho anh. Có một khó khăn to lớn:
Cha và anh Giuse đều còn nhỏ tuổi ,điều đó có nghĩa là còn có nhiều điều phải làm và tiền phải chi. Mặc dù vậy, mẹ của cha đã phải quyết định như thế.

Như thế trong gia đình chỉ còn ba người: Mẹ, anh Giuse và cha. Bà nội đã qua đời trước đó vài năm.
Việc chia gia tài đó cất cho cha nỗi cay đắng và cho cha được tự do để đi học. Nhưng cần phải nhiều tháng để hoàn thành các thủ tục do luật đòi hỏi. Cha chỉ có đi học tại trường công ở Castelnuovo vào Giáng sinh năm 1830. Lúc đó cha 15 tuổi.

Gioan Roberto, thợ may và ca viện.
Trường công cùng với thầy giáo xa lạ khốn khổ mà cha theo học cho tới lúc đó là một thử thách cam go. Hầu như tôi phải học lại văn phạm tiếng Ý từ đầu và đầy cực nhọc với văn phạm Latinh.
Lúc đầu cha đi bộ từ nhà tới trường mỗi buổi sáng và mỗi buổi chiều, đi và về khoảng 20km mỗi ngày.

Khi mùa đông bắt đầu tới lúc khắc nghiệt, đi lại như thế là điều không thể nữa. Cha ở lại nhà trọ nhà ông Gioan Roberto, một người đàn ông giỏi giang làm nghề thợ may.

Ông cũng là một ca viên được ưu chuộng về nhạc đời cũng như nhạc đạo. Vì cha có giọng tốt, nên ông dạy cha nhạc. Trong ít tháng, cha đã có thể lên gian hát trong nhà thờ và theo ông hát những bản thánh ca.

Lúc rảnh rỗi, cha cũng giải trí bằng mũi kim và lưỡi kéo. Chỉ một thời gian ngắn, cha cũng trở thành chuyên viên đóng cúc, viền quần áo, may những đường đơn và kép. Rồi cha cũng thành công trong những công đoạn tinh tế hơn: cắt vải để may áo khoác, quần tây, áo ghilê.

Ông Roberto thấy cha tiến bộ trong nghề nghiệp, liền nghiêm chỉnh đề nghị với cha: Trở thành thợ may cho cửa hàng của ông. Nhưng chương trình của cha hoàn toàn khác: cha muốn học lên nữa. Cha muốn học nhiều điều trong những giờ rảnh, nhưng mọi nổ lực của cha đều tập trung vào mục tiêu chính.

         Những người bạn và những người không phải bạn.
Trong năm đầu tiên, cha cũng phải lo lắng vì một số bạn xấu. Chúng tìm cách lôi kéo cha đi chơi trong giờ lớp học. Cha thoái thác bằng cách nói rằng mình không có tiền. Chúng gợi ý cho cha cách thức để kiếm tiền: ăn cắp của chủ nhà và của mẹ cha. Một đứa nhằm thuyết phục cha, nói thẳng với cha rằng:
-Đã đến lúc mày phải tỉnh dậy rồi. Phải tập sống trong thế giới này. Nếu mày cứ sống bưng bít như thế, mày sẽ mãi là một thằng con nít. Nếu mày muốn sống cho thoải mái mày phải lo kiếm tiền, không cách này thì cách khác.

Cha nhớ cha đã trả lời nó như sau:
-Tôi không hiểu lời anh nói. Dường như anh muốn thuyết phục thôi trở nên một tay ăn trộm. Nhưng điều răn thứ bảy Chúa nói rằng: “Ngươi không được trộm cắp”. Ai ăn trộm sẽ có một kết cục bi thảm. Đằng khác mẹ tôi thương tôi. Nếu tôi xin tiền làm những việc tốt, bà sẽ cho tôi. Tôi đã luôn vâng lời bà, nên chắc chắn bây giờ tôi sẽ không bắt đầu bất tuân bà. Nếu các bạn của anh ăn cắp, họ là những tội phạm. Nếu họ không ăn cắp mà khuyên người khác ăn cắp, họ là những tên giết người.

Câu trả lời khẳng khải của cha được họ truyền miệng nhau, thế là không ai dám mở miệng gợi ý cho cha những chuyện tương tự như thế nữa. Có cả một giáo sư cũng biết chuyện đó, và từ lúc đó ông tỏ lòng thương mến đặc biệt cha. Ngay cả cha mẹ của nhiều đứa bạn học cũng biết chuyện này và họ tỏ ra hài lòng khi thấy con cái họ trở thành bạn của cha.

Sau một thời gian ngắn một nhóm bạn đã hình thành quanh cha, họ yêu quí cha và nghe lời cha y như nhóm bạn ở Morialdo

Mọi sự đã khởi sự và diễn tiến tốt đẹp cho cha thì lại xảy ra một bất tiện mới. Thầy giáo của cha, cha Virano, được bổ nhiệm làm cha xứ Mondonio, thuộc địa phận Asti. Đến tháng tư, ngài từ giã trường học. Một giáo sư khác không giỏi giang như ngài thay thế. Ông không thành công trong việc lôi kéo sự chú tâm và giữ yên lặng trong lớp. Trong cảnh hỗn loạn ấy, cha gần như mất đi những gì đã học được trong các tháng trước.

5.Ba lớp trong một năm tại Chieri

Bắt đầu lại từ đầu
Cha đã mất quá nhiều thời giờ. Để không mất giờ thêm nữa, cả nhà quyết định cha sẽ đi lên Chieri. Tại đó cha sẽ áp dụng cho mình việc học hành nghiêm chỉnh. Đó là năm 1831

Ai đã lớn lên giữa những cánh đồng rừng và với chỉ nhìn thấy vài vùng tỉnh nhỏ, sẽ cảm nghiệm một ấn tượng mạnh khi thấy thành phố.

Cha ở trọ trong nhà của Lucia Matta, một người cùng quê. Bà góa chồng và chỉ có một đứa con độc nhất. Bà chuyển lên Chieri để giúp nó có điều kiện học hành.

Người đầu tiên cha gặp là cha Eustachio Valimberti, một linh mục mà khi nhớ đến, cha vẫn còn mang ơn. Ngài mời cha giúp lễ cho ngài, và ngài cũng lợi dụng dịp này để cho cha những lời khuyên tuyệt vời về cách cư xử và giữ mình xa khỏi các nguy hiểm của thành phố. Đích thân ngài dẫn cha tới gặp vị hiệu trưởng. Ngài cũng giới thiệu cha cho nhiều giáo sư.

Bởi vì những gì đã học cho tới lúc đó, là cái gì cũng đã học một chút, một (chút mà cũng không là gì, tôi được khuyên đăng kí vào lớp sáu (tức là cỡ lớp đầu tiên của trung học).

Cha có một kỷ niệm tuyệt đẹp về thầy giáo, nhà thần học Pugnetti. Ngài đối xử với cha thật tử tế. Thấy tuổi tác và thiện chí của cha, ngài giúp cha rất nhiều trong việc học, mời cha tới nhà ngài không quản mệt nhọc để giúp cha lấy lại thời gian đã mất.

Đối với tuổi của cha (16 tuổi) và vóc dáng của cha, ở giữa những học sinh nhỏ, cha như một cây cột. Đó là một tình trạng làm cha thất thất đảm. Vừa sau hai tháng, nhận được kết quả xuất sắc, cha liền được nhận thi để lên lớp Năm. (thứ tự xếp lớp giảm dần: từ lớp Năm sang lớp Bốn, lớp Ba,…). Cha vui vẻ lên lớp mới, vì các học sinh lớn hơn, và còn có cha Valimberti, giáo sư và cũng là người bạn thân của cha.

Trải qua hai tháng nữa, cha lại đạt được điểm xuất sắc. Một lần nữa cha lại được nhận vào thi để lên lớp Bốn.

Ở lớp này, có giáo sư Vicenzo Cima, một con người nghiêm khắc, lớp của ông có một kỷ luật tối đa. Khi nhìn thấy một học sinh cao lớn giống như mình xuất hiện trong lớp vào giữa năm, ông nói đùa rằng:
-Chàng này hoặc là một con chuột chũi hoặc là một thiên tài.
Cha cảm thấy hơi sợ sệt con người nghiêm khắc đó, nên nói:
-Một cái gì ở giữa hai cái đó. Con chỉ là một đứa trẻ nghèo có thiện chí để chu toàn bổn phận và muốn tiến bộ trong việc học.

Những lời này làm ông hài lòng, tỏ vẻ dịu dàng vốn không mấy khi có, ông nói thêm:
-Nếu có thiện chí, thì con đang ở trong chỗ tốt lành. Thầy sẽ không để con mất thời giờ. Cản đảm lên. Khi nào gặp khó khăn, cứ nói ngay cho thầy biết, thầy sẽ giúp con.
Cha đã hết lòng cảm ơn thầy.

Khi người ta quên một cuốn sách
Khi đã ở trong lớp Bốn được hai tháng, có một chuyện nhỏ đã xảy ra khiến người ta bàn tán về cha. Giáo sư Latinh giải thích về cuộc đời của Agesilao do Cornelio Nepote viết. Hôm ấy cha vô tình để quên sách ở nhà. Vì giáo sư không nhận ra điều đó, nên cha mở muốn cuốn sách khác đàng trước mặt, đó là cuốn văn phạm.
Các bạn thì biết chuyện. Một đứa thúc cùi chỏ vào bạn bên cạnh, đứa kia liền khúc khích cười, thế là cả lớp bắt đầu xôn xao.
-Có chuyện gì thế? -Giáo sư hỏi -Chuyện gì xảy ra? Tôi muốn biết ngay!
Thấy mọi con mắt nhìn về phía cha, thầy ra lệnh cho cha đọc lại đoạn văn và lặp lại điều ông giải thích. Cha liền đứng lên cầm trong tay cuốn văn phạm, và lập lại theo trí nhớ đoạn văn và lời giải thích. Các bạn cha, theo bản năng tự nhiên, liền kêu lên một tiếng “Ồ” ngạc nhiên vỗ tay.
Giáo sư thấy vậy nổi giận. Ông hét lên, đây lần đầu tiên không giữ được kỷ luật và sự yên lặng trong lớp. Ông đưa tay từ sau táng lên đầu cha, nhưng cha cha cúi xuống né kịp. Cầm cuốn văn pham của cha lên, ông bảo mấy đứa bên cạnh giải thích nguyên nhân của “sự mất trật tự” ấy.
-Bosco nó không có cuốn Cornelio Nepote. Nó cầm cuốn văn phạm, thế mà nó đã đọc và giải thích như đang đọc cuốn sách của Cornelio.
Lúc đó vị giáo sư liền nhìn vào cuốn sách mà ông giữ trong tay, ông muốn cha tiếp tục bài đọc về Cornelio thêm hai đoạn nữa. Rồi ông bảo cha:
-Thầy tha cho con vì con có trí nhớ tuyệt vời. Con may mắn lắm. Hãy sử dụng tốt con nhé. Đến cuối năm học, cha được lên lớp.

6.Hội Vui
Học giải quyết các vấn đề
Trong bốn lớp đầu tiên cha phải tự học cách xử sự với các bạn học.
Tôi chia chúng làm ba loại: tốt, dửng dưng và xấu. Đám xấu, vừa khi biết chúng, cha luôn xa tránh cách tuyệt đối. Đám dửng dưng, cha đến với họ khi cần và đối xử theo sử lịch thiệp. Còn những người tốt, cha tìm cách làm bạn với họ, đối xử cách thân mật.

Lúc đầu cha chẳng quen biết ai cả. vì thế cha thận trọng với tất cả mọi người. Tuy nhiên cha phải luôn đấu tranh để không trở thành tên nô lệ cho bất kỳ ai. Có đứa muốn đưa cha đi chơi rạp hát, có đứa muốn đưa cha đi chơi đánh bạc, đứa khác nửa lại muốn đưa cha đi bơi ngoài suối. Một tên kia muốn đưa cha vào băng đảng hái trộm trái cây trong các khu vườn và ngoài cánh đồng. Một đứa khác lại cả gan đề nghị cha ăn cắp đồ đạc giá trị trong nhà bà chủ.

Cha đã tự giải thoát mình khỏi đám bạn này, một cách nghiêm chủng ngay khi phát hiện ra chúng thuộc loại này. Cha nói với tất cả với bọn chúng rằng mẹ cha đã gửi gắm cha cho bà chủ, và vì thương mẹ cha đã không thể đi đâu cả nếu không có phép của bà Lucia.

Sự lệ thuộc của cha vào bà Lucia cũng giúp cho cha có chút tài chánh hữu ích. Thấy rằng có thể tin tưởng cha bà đã trao đứa con của bà cho cha. Anh chàng có tính hiếu động, ham thích chơi mà lại ích thích học. Dù học trên lớp cha,mẹ nó xin cha giúp ôn bài cho nó.

Cha đối xử với nó như anh em. Với sự lịch thiệp, cha chơi với nó đem được nó tới nhà thờ cầu nguyện. Trong khoảng sáu tháng nó đã thay đổi. Ở trường nó có thể làm hài lòng các giáo sư và được điểm tốt. Mẹ nó hài lòng đến độ tặng không cho cha việc ở trọ.

VỊ TƯỚNG CỦA ĐẠO QUÂN NHỎ
Nhóm những đứa tìm cách tham dự những thứ quẩy phá của chúng, ở trường học chúng là mối tai họa. Thế nên chúng tìm cách lôi cha theo cách khác: chúng xin cha vì lòng bác ai cho mượn những bài đã làm và những bài đã dịch.

Giáo sư, biết chuyện đã khiển trách cha nặng nề. Ông bảo: “lòng bác ái của con là thứ bác ái giả hiệu, vì con khuyến khích chúng lười biếng. Thầy cấm con cách tuyệt đối không được làm như thế”.

Cha tìm cách thức đúng đắn để giúp chúng. Cha giải thích cho chúng những gì chúng không hiểu, cha làm cho chúng có khả năng vượt qua những khó khăn lớn. Bằng cách này, cha làm cho chúng biết ơn và có tình cảm với cha. Từ đó chúng bắt đầu tìm đến cha vào những lúc rảnh để làm bài tập, rồi nghe cha nói chuyện như đám trẻ ở Morialdo và Castelnuovo.

Thế là hình thành lên một thứ nhóm, và bọn cha làm phép rửa cho chúng với cái tên Hội vui. Cái tên tự nó cũng nói lên, rằng mỗi hội viên có nhiệm vụ tổ chức các trò chơi, các cuộc trò chuyện, đọc sách có thể giúp mọi người vui. Cấm tất cả những gì có thể gây ra buồn, đặc biệt với những việc không tuân giữ luật Chúa. Ai nói phạm thượng, kêu tên Chúa cách bất kính, nói những chuyện xấu phải khai trừ ra khỏi hội.

Thế là cha trở thành đầu của một số đông đảo các bản trẻ. Bọn cha đồng ý với nhau để soạn ra những điều lệ đơn giản của hội:
+ Không làm, không nói những điều không xứng hợp với những người kito hữu.
+Chu toàn xác đáng mọi bổn phận của học đường và đạo giáo.

Chuyện này làm cho cha trở nên nổi tiếng .Năm 1832, cha trở thành vị tướng của đạo quân nhỏ, chúng kính nể và vâng lời cha. Chúng tìm kiếm cha ở mọi nơi để tìm kiếm các cuộc vui chơi, để giúp các học sinh nơi các nhà riêng, để ôn bài.

Chúa quan phòng đã giúp đỡ cha có tiền để lo sách vở, quần áo và những nhu cầu cần thiết khác mà không gây gánh nặng đến cho gia đình.

7.Những ngày vui tươi và kỷ luật
“Nếu anh không có bạn thân sửa lỗi anh, anh hãy thuê kẻ thù”
   Trong hội vui có những bạn trẻ tuyệt vời

Cha nhớ Guglielmo Garigliano thuộc vùng poirino và paolo Braje thuộc tỉnh Chieri. Họ vui vẻ tham dự các trò chơi của nhóm. Nhưng trên hết, họ là những người chu toàn bổn phận học hành. Cả hai đều yêu thích những trò chơi náo động nhưng cũng thích việc hồi tâm cầu nguyện với Chúa.

Trong những ngày lễ sau khi tổ chức các buổi tụ họp tại trường, cả bọn đi với nhau tới nhà thờ thánh Anton. Các cha dòng tên trông coi các nhà thờ ấy cống hiến cho nhóm các bà giáo lý rất hay. Các vị kể lại những sự kiện và những gương mẫu mà cho tới hôm nay cha vẫn còn nhớ.

Trong tuần, hội viên tụ họp tại các nhà của các thành viên để nói về đạo giáo. Ai muộn nói gì thì cứ nói, Gari gliano và Braje thuộc vào số những bạn hăng hái nhất.

Trong các buổi họp ấy, có những trò chơi vui vẻ, những cuộc bàn luận về các đề tài đạo đức, đọc sách tốt, những lời cầu nguyện thay đổi. Cả nhóm trao cho nhau nhửng lời khuyên tốt, giúp nhau sửa những khuyết điểm cá nhân. Không ngờ mà nhóm đã thưc hành lời của Pitagora: “nếu anh không có bạn thân để giúp anh sửa lỗi, hãy thuê một kẻ thù làm việc này”.

Một giáo sư dù chỉ đùa giỡn….
Nhóm không chỉ tụ họp mà còn cùng đi với nhau để lắng nghe lời chúa, để xưng tội và rước lễ.

Vào thời ấy ( cần phải nhớ điều đó) tôn giáo là một nền tảng của giáo dục. Một giáo sư dù chỉ đùa giỡn mà nói một lời thô tục hoặc một lời có vẻ phạm thượng, liền lập tức bị đuổi. Nếu điều này xảy ra cho các giáo sư, thì có thể tưởng tượng ra sự nghiêm khắc người ta áp dụng cho các học sinh vi phạm kỷ luật và làm gương xấu thế nào.

Buổi sáng các ngày thường, tất cả dự thánh lễ. Bắt đầu và kết thúc học, mọi người đọc kinh ngắn và một kinh Kính Mừng.

Trong các ngày lễ, các học sinh tụ họp trong các nhà thờ do thẩm quyền trường học quy định, lắng nghe các bài đọc thiêng liêng ít phút rồi sau đó hát thần vụ kính Đức Mẹ. Tiếp theo là thánh lễ có giảng. Buổi chiều, có một buổi họp khác để học giáo lý, đọc kinh chiều và huấn đức.

Từng người phải lãnh nhận các bí tích và rước lễ. Để không có ai quên mỗi người sẽ lãnh mỗi tháng một thẻ xác nhận xưng tội. Ai chưa chu toàn bổn phận này, thì dù có học sinh thông minh,sẽ không được nhận vào kỳ thi cuối năm.

Kỷ luật nghiêm khắc này làm phát sinh những hiệu quả tốt. Cả nhiều năm liền, người ta không nghe thấy một đứa nào nói phạm thượng hay nói chuyện xấu. Các học sinh dễ dạy và tự trọng, ở trường cũng như ở nhà. Thường vào cuối năm dù các lớp rất đông,nhưng không một học sinh nào bị sa thải. Cha nhớ khi cha học lớp Ba, lớp Hai, lớp Một tất cả đều được lên lớp.

Một kinh sỹ có thiện cảm.
    Trong những năm ấy, cha chọn kinh sỹ Meloria thuộc kinh đoàn Chieri làm cha giải tội. Việc này đem lại cho cha nhiều ích lợi. Mỗi lần cha đến, ngài đều tiếp đón với đầy lòng nhân hậu.
Thời gian ấy cha đi xưng tội và rước lễ hơn một lần một tháng, và coi đó như một phương thế thánh. Nhiều vị giải tội không cho phép thường xuyên lãnh các bí tích. Nhưng cha Meloria lại khuyến khích cha thường xuyên gặp gỡ Chúa.Nếu cha có sức mạnh để không bị lôi kéo vào sự xấu do các bạn xấu, đó chính là nhờ vào sự khích lệ thường xuyên của ngài.

 Trong nhữn năm ấy ở Chieri, cha không quên các bạn ở Morialdo. Thỉnh thoảng vào các ngày thứ Năm, cha đi thăm chúng. Trong các kỳ nghỉ mùa thu, ngay khi biết cha sắp về tới, chúng chạy tới bao lấy cha. Mỗi lần như thế bọn cha lại tổ chức một ngày lễ thật vui vẻ.

Ở Morialdo cha cũng lập Hội vui. Mỗi năm đều có những tỏa chiếu cuộc sống tốt đẹp trở thành hội viên.Và dần dần chúng xa lánh những người không tốt, những kẻ có thói quen chửi thề và nói chuyện xấu.