Hồi ký nguyện xá Don Bosco 1835-1845

Hồi ký nguyện xá Don Bosco 1835-1845

                          HÀNH TRÌNH CỦA MỘT TƯ TƯỞNG LỚN 1835-1845

  1. ÁO CHÙNG THÂM

Cởi Bỏ Con Người Củ

 Cha đã quyết định trở thành linh mục và cha đã thi để vào chủng viện. Giờ đây, cha chuẩn bị cho ngày cha mặc áo tư giáo. Cha ưu tư vì ý tưởng rằng sự cứu rổi hay mất linh hồn của chúng ta phụ thuộc vào sự định hướng mà chúng ta có trong cuộc sống.

Cha xin một số bạn bè cầu nguyện cho cha. Cha làm tuần chín ngày. Ngày lễ thánh Raphael, 25 tháng mười, cha xưng tội và rước lễ. Trước thánh lễ trọng thể, cha xứ Castelnuovo, Don Cinzano, làm phép áo và giúp mặc cha.

Ngài truyền cho cha bỏ áo thế gian với những lời sau: “Xin Chúa cởi bỏ con người cũ của con với những thói quen và lối cư xử của nó.” Và cha thầm thĩ trong lòng: “ Có biết bao cái cũ kỹ phải cởi bỏ khỏi cuộc sống con! Lạy Chúa của con, xin Ngài hãy hủy diệt những thói xấu của con.” Ngài nói với cha khi đưa cho cha chiếc cổ trắng: “ Xin Chúa mặc cho con con người mới, được tạo dụng theo cõi lòng của Chúa trong công chính, trong sự thật và sự thánh thiện.” Cha cảm thấy xúc động sâu xa , cha nói với mình: “Lạy Chúa của con, xin cho con thật sự khởi đầu một đời sống mới, trong tư tưởng, trong lời nói, trong việc làm. Maria, xin Mẹ là sự cứu rỗi của con”.

 “Trông tôi giống như con rối được mặc đồ mới”

Sau thánh lễ, có một sự ngạc nhiên. Cha xứ mời cha đi với ngài tới vùng ngoại ô Bardella, nơi người ta đang tổ chức lễ bổn mạng. Khi mời như thế, ngài muốn cho cha được hân hạnh, nhưng buổi lễ chẳng có gì hợp với cha. Cha giống như một con rối với bộ đồ mới mà người ta đem ra trưng bày cho người ta thán phục.

Ngoài ra còn có một sự bất tiện khác. Sau một tuần lễ hồi tâm để chuẩn bị cho ngày hôm đó, cha lại phải tham dự một bữa ăn giứa bao nhiêu người hội tụ với nhau để cười đùa, tán dóc, ăn uống, vui chơi. Họ là những người chỉ nói chuyện đến trò chơi, khiêu vũ, vui chơi. Họ có gì chung với một người mà trước đó ít giờ mới mặc áo thánh để trọn vẹn hiến thân cho Chúa?

 Cha xứ nhận ra điều đó. Trên đường về nhà ngài hỏi cha tại sao có vẻ ưu tư trong khi người ta vui vẻ như thế. Cha trả lời ngài rất chân thành rằng công việc buổi sáng chống lại công việc ban chiều. Cha nói thêm:

-Cha không thấy sao? Các linh mục làm trò cười cho những người hầu như đã say khướt ngồi ăn! Họ làm cho con hầu như có ác cảm với hình ảnh linh mục. Nếu mà con biết sẽ trở thành linh mục như thế, con muốn cởi chiếc áo này ra, sống như một người giáo dân nghèo khổ thì hơn.

 Ngài trả lời:

-Thế giới này là như thế, cần phải chấp nhận nó như thế. Cần phải thấy điều xấu để tránh nó. Chẳng có ai trở thành người lính giỏi mà không biết sử dựng vũ khí. Chúng ta luôn ở trong cuộc chiến chống lại kẻ thù của linh hồn, chúng ta phải hành động như thế.

 Cha yên lặng. Nhưng trong lòng tự nhủ:

-Tôi sẽ không bao giờ dự các buổi tiệc công cộng như thế nữa, trừ khi tuyệt đối cần thiết vì vinh danh Chúa.

 Những ngày tiếp sau đó, cha suy nghĩ nhiều về lối sống của mình. Cha phải thay đổi tận căn. Chắc chắn cho tới lúc đó cha không phải là người xấu. Nhưng trong cha sự phân tán, sự kiêu ngạo, sự ham chơi, ham nhào lộn, ham giải trí đã thống lĩnh: tất cả những điều này đem lại niềm vui một giây phút, nhưng chẳng làm cho trái tim cha thỏa mãn.

 BẢY ĐIỂM ẤN ĐỊNH CHO MỘT LỐI SỐNG MỚI

 Để định rõ một lối sống mới, lối sống mà cha sẽ gìn giữ cả đời, cha đã viết ra bảy quyết định:

  1. Tôi sẽ không dự các buổi trình diễn công cộng nữa. Tôi sẽ không tham dự các buổi chợ và hội chợ. Tôi sẽ không đi coi vũ hội và kịch tuồng. Tôi sẽ làm hết sức có thể để không dự những bữa ăn và tiệc tùng.
  2. Tôi sẽ không làm trò ảo thuật và nhào lộn nữa. Tôi sẽ không đi trên dây, không chơi đàn violon, không đi săn. Tôi tin rằng những điều này ngược với đời sống của một linh mục.
  3. Tôi sẽ tìm thời gian để suy niệm. Tôi sẽ tiết độ trong ăn uống. Tôi sẽ ngủ chỉ trong mức độ cần thiết cho sức khỏe.
  4. Cho tới bây giờ tôi đã đọc nhiều sách thế tục. Từ nay trở đi tôi sẽ đọc sách về đề tài tôn giáo,để phụng sự Thiên Chúa.
  5. Tôi sẽ chiến đấu bằng tất cả sức lực chống lại mọi tư tưởng, câu chuyện, lời nói, sách báo chống lại đức thanh khiết. Thay vào đó tôi sẽ thực hành mọi điều dù nhỏ nhặt giúp giữ gìn nhân đức này.
  6. Mỗi ngày tôi sẽ cầu nguyện cùng Chúa. Mỗi ngày tôi sẽ thực hành một chút nguyện ngắm và đọc sách thiêng liêng.
  7. Mỗi ngày tôi sẽ kể các câu truyện và cá tư tưởng có tính cách xây dựng. Tôi sẽ kể cho các bạn học, các bạn bè, thân nhân. Nếu trường hợp không gặp ai, tôi sẽ nói những điều tốt ít nhất với mẹ của tôi.

Những quyết định này được làm trong những ngày cha mặc áo tư giáo. Để chúng khắc ghi trong trí, cha tới trước một bức ảnh Đức Mẹ, cha đọc và hứa với Mẹ cách long trọng sẽ tuân giữ dù phải trả bất kỳ hy sinh nào.

  1. Sự Đồng Hành Của Mẹ Magarita

“Không phải chiếc áo làm nên vinh dự”

 Ngày 30 tháng mười cha phải vào trong chủng viện.

Đồ đạc ít ỏi của cha đã chuẩn bị sẵn sàng. Các thân nhân của cha sung sướng hơn họ nữa. Chỉ có mẹ của cha là có vẻ ưu tư, Bà để tâm quan sát cha. Bà muốn nói với cha điều gì đó và tìm giây phút thích hợp để làm điều đó.

 Buổi chiều trước khi cha lên đường, bà gọi riêng cha lại và nói những lời thật sâu sắc:

 -Gioan, con đã mặc áo của tư giáo. Mẹ cảm nhận được niềm hạnh phúc mà một người mẹ có thể cảm nhận vì sự thành công của con mình. Tuy nhiên con hãy nhớ, không phải chiếc áo làm nên vinh dự, nhưng là nhân đức. Nếu một ngày nào đó con ngờ vực về ơn gọi của mình, xin con đừng làm nhơ bẩn chiếc ào này. Hãy bỏ áo ra ngay. Mẹ muốn thấy con của mẹ là một nông dân nghèo khổ hơn là một linh mục xao lãng bổn phận. Khi con sinh ,mẹ đã thánh hiến con cho Đức Mẹ. Khi con bắt đầu đi học, mẹ khuyên con hãy luôn yêu mến người mẹ này của chúng ta. Gioan, bây giờ mẹ khuyên con hãy luôn thuộc về trọn cho Đức Mẹ. Con hãy yêu mến những người bạn nào yêu mến Đức Mẹ. Và nếu con trở thành linh mục, con hãy truyền bá lòng yêu mến Đức Mẹ.

  Khi nói xong những lời này, mẹ của cha rất xúc động, còn cha thì khóc. Cha nói với bà:

  -Mẹ à,con cám ơn mẹ vì tất cả những gì mẹ đã làm cho con. Những lời của mẹ, con sẽ không bao giờ quên. Con sẽ mang nó theo mình như một báu vật suốt đời con.

Buổi sáng sớm,cha đi tới Chieri, và buổi chiều ngày hôm ấy cha vào trong chủng viện.

Một chương trình được khắc ghi trên tường

   Cha chào các bề trên và chuẩn bị giường,rồi sau đó cùng với anh bạn Garigliano đi một vòng để biết các nhà ngủ,các hành lang,các sân. Từ phía trên của các bức tường, Chiếc đồng hồ mặt trời là người chào cha đầu tiên. Chiếc đồng hồ có những lời này: Aflictis lentae, celeres gaudentibus horae( đối với những người đau khổ, thời gian chậm lại, ngược lại đối với người vui vẻ thì trôi qua mau)

 Cha nói với Garigliano:

  -Đây là chương trình sống của chúng ta, chúng ta hãy sống vui tươi,và thời gian sẽ trôi qua mau.

   Ngay sau đó là bắt đầu ba ngày tĩnh tâm. Cha tìm cách làm tốt những ngày ấy. Đến cuối những ngày tĩnh tâm,cha đến với giáo sư triết,nhà thần học Tarnavasio di Bra, và xin ngài một vài gợi í để biết cư xử tốt và được các giáo sư tín nhiệm. Vị linh mục giỏi giang ấy bảo:

-chỉ có một gợi ý thôi: chu toàn xác mạng mọi bổn phận.

Cha đã ghi lòng lấy lời khuyên ấy như một điểm của nền tảng đời sống chủng viện. Cha tìm cách tuân giữ chính. Xac qui luật và chương trình. Cha đã vâng phục cách sẵn sàng tiếng chuông báo giờ: dù đón là giờ học hoặc là giờ cầu nguyện, là giờ ăn chay hay giờ chơi, giờ nghỉ.

Sự chính xác này khiến cha dễ dàng làm bạn với các bạn học và sự kính trọng với các bề trên.

Sáu năm chủng viện là một kinh nghiệm rất đẹp.

3 Chơi bài trong chủng viện

Như một con thú xấu xí

  Ngày sống trong chủng viện hơn kém giống nhau

  Cha sẽ kể trước hết về những con người và đời sống hàng ngày, rồi vài sự kiện.

  Trước hết, về các bề trên. Cha rất yêu quí các ngài. Các vị đối xử với cha rất lịch thiệp. Nhưng cha không cảm thấy hoàn toàn mạn nguyện.Cha giám đốc và các bề trên khác đến thăm sau khi đi nghỉ về và khi các vị lại đi. Chẳng có ai đi tới nói chuyện với các vị khi là để nhận lấy vài lời trách mắng. Khi đến phiên, một trong các vị hiện diện với các chủng sinh trong giờ ăn và giờ đi dạo. Sự tiếp xúc kết thúc ở đó. Nhiều lần cha muốn nói chuyện trực tiếp với các vị, muốn xin một lời khuyên. Khi cha có nghi vấn, cha không biết đến với ai để xin giải thích.

  Nếu có bề trên nào đó đi giữa các chủng sinh, thì bị tránh xa, như thể một con thú xấu xí đi ngang.

  Tất cả những điều này khiến cha muốn cho thời gian trôi qua mau. Cha muốn trở thành linh mục chi mau để bất đầu một cách sống khác: ở giữa các thanh thiếu niên,giúp đỡ chúng, làm cho chúng cảm thấy tình bạn của cha.

Một chiến thuật lạ để rước lễ

Bây giờ,cha kể về các bạn của cha. Cha luôn nhớ lời mẹ của cha: Cha làm bạn với những người yêu mến Đức Mẹ,những người chăm chỉ học hành và gương mẫu trong nhà thờ.

   Cha phải nhìn nhận rằng trong chủng viện, bên cạnh các tư giáo có đời sống tuyệt hảo, cũng có những loại người nguy hiểm. Các người trẻ vào chủng viện mà không suy nghĩ gì nhiều về ơn gọi của mình, không có tinh thần tốt và không có ý cầu lành,thế mà có. Chính trong chủng viện mà cha nghe các câu chuyện rất xấu. Trong đó có sách vô luân và chống tôn giáo di chuyển: chúng bị chặn đứng trong một cuộc kiểm tra.

  Những loại người nguy hiểm, ngay vừa khi biết chúng, chúng liền bị xa lánh. Hoặc chính họ một lúc nào đó ra đi. Nhưng trong những tháng ngày trôi qua, trong chủng viện quả là một cơn dịch, một cơn lịch lây nhiễm người tốt và người xấu.

Cha tránh sự nguy hiểm nay bằng cách chọn cho mình những người tốt nhất: Guglieano, Giovanni Giacomelli thuộc vùng Avigliana, và Lui Camollo. Ba người bạn này la một kho tàng.

  Đời sống đạo rất cặn kẽ. Mỗi buổi sáng có thánh lễ rồi nguyện ngắm lần hạt. Tại bàn ăn,mọi người yên lặng: lắng nghe những bài đọc từ lịch sử giáo hội của Bercastel. Mười năm ngày xưng tội một lần. Ai muốn thì có thể xưng tội vào ngày thứ bảy.

 Rước lễ thì chỉ có ngày chúa nhật và trong các ngày lễ. Nếu ai muốn nuôin dưỡng mình bằng Thánh thể trong tuần, thì buộc phải không vâng lời. Trong khi những người khác xuống điểm tâm, thì trốn sang nhà thờ thánh Philipe. Sau khi rước lễ, có thể đi kịp với người khác khi họ đang vào lớp hay ở trong phòng học. Chiến thuật này bị cấm. Nhưng các bề trên, nhìn thấy rõ sự việc xảy ra,đều không nói gì. Một cách yên lặng họ chấp nhận.

 Sử dụng cách thức lạ kỳ này,cha đã có thể rước lễ rất nhiều lần. Và cha có thễ nói rằng đó là lương thực hữu hiệu nuôi dưỡng ơn gọi của cha.

 Cái điều lạ lùng này của đời sống chủng viện, điều mà lúc đấy cha coi là tiêu cực, giờ đây đã bị đức tổng giám mục Gastaldi xóa sạch. Các tư giáo, nếu cảm thấy mình được chuẩn bị,có thể lãnh nhận thánh thể mỗi ngày.

Vua và lính khi chơi bài

   Trong các giờ rãnh rỗi, trò chơi thông thường là‘barra rotta;. Lúc đấy cha thích điên lên với trò chơi ấy. Nhưng rồi cha nghĩ rằng nó giống với trò làm xiếc mà cha đã quyết đình từ bỏ, thế là bỏ không chơi nữa.

   Có một số ngày được phép chơi bài. Trong một thời gian, đó là trò chơi ưa thích cũa cha. Nhưng cũng có cái thú vị và cái cay đắng ở đây. Cha không phải là một tay chơi xuất sắc,tuy nhiên cha thường thắng cuộc. cuối các ván chơi trong tay cha có đầy tiền. Nhưng khi nhìn thấy các bạn buồn phiền vì mất tiền, cha còn buồn hơn họ nữa. Hơn nữa, vì quan tâm tới các là bài, nên khi học và cầu nguyện, hình ảnh và lính cứu hiện lên trong trí cha. Vì lý do này, vào giữa năm thứ hai triết học, cha quyết định không chơi bài nữa.

  Khi nào giờ chơi bài khá dài, cha và các bạn tổ chức những cuộc đi dạo vui vẻ trong các cánh đồng xanh chung quanh thành phố Chieri. Những năm đi dạo này giúp ích rất nhiều cho việc đi học. Vị bất chợt những câu đố, với những câu hỏi và giải đáp về những môn học ỡ lớp.

   Ngay cả bên trong chủng viện, khi trời mưa hay khi thời tiết khắc nghiệt, cha và các bạn họp nhau trong phòng ăn. Những cuộc bàn luận sống động nảy sinh về các đề tài khác nhau, thuộc về lớp học cũng như ngoài lớp học. Cuộc bàn thảo luận mà cha làm chủ tọa và trọng tài không thể vắng này, đối với cha quả là một sự giải trí, và có ích rèn luyện việc học,lòng tốt và sức khõe nữa. Các câu hỏi thú vị nhất luôn luôn do Lui Comllo , người vào chủng viện sau cha một năm,đặt ra. Domenico Peretti, NGười vào sau này sẽ trở thành cha xứ Buttigliera, có khiếu nói năng như một nhà hùng biện trẻ, anh luôn có câu trả lời cho moị vấn đề. Garigliano ngược lai, nói ít nhưng lắng nghe chăm, và rồi thêm vào những chú thích và những suy tư xuất sắc. Trong các cuộc chuyện vãn này, có rất nhiều đề tài và các tin tức khoa học nảy sinh, mà không ai có thể đào sâu hay xác minh. Thế là tất cả chia nhau làm việc. Mỗi người được ủy thác cho một ý tưởng, hay một luận điểm. Anh ta phải đào sâu, và phải trình bài cho “ban thảo luận” các kết quả tìm tòi của mình.

Tay áo bị lui kéo

  Thường trò giải trí của cha hay bị gián đoạn bởi lui. Anh kéo tay áo cha, mời cha đi theo anh và dẫn cha vào trong nhà thờ. Ở đó anh làm cho cha cầu nguyện: viếng mình thánh chúa, cầu nguyện cho những người hấp hối, lần hạt, làm việc kính Đức Mẹ cầu cho các linh hồn nơi nguyện ngục.

 Anh thanh niên tuyệt vời này quả là một sự may mắn cho cha. Anh ta biết chọn đúng lúc để nhắc nhở cha, sửa lỗi cho cha, nói cho cha một lời khích lệ. Anh làm tất cả với sự lịch thiệp và đức bác ái khiến cha cảm thấy thích thú mỗi khi được anh gọi đi.

Cha và anh rất thân với nhau. Cha tìm cách bắt trước anh, nhưng cha ở sau anh cả trăm cây số. Tuy nhiên, như cha đã không bị hư hỏng bởi các bạn vô kĩ luận, đã có thể giữ gìn nghiêm chỉnh ơn gọi của mình, thì điều đó cha đã mắc nợ anh.                                      

 Một điều duy nhất cha không muốn bắt trước anh: trong việc hãm mình. Anh mới chỉ mười chín tuổi mà đã ăn chay nhiệm nhặt suốt cả mùa chay, và các ngày thứ bảy để tôn kính Đức Mẹ. Anh thường bỏ bữa điểm tâm, thỉnh thoảng lại ăn chưa có bánh mỳ và nước lã. Chịu đựng một cách dịu dàng và kiên nhẫn những lời nói thô lỗ, những thái độ khiêm nhường lạnh nhạt. Trong nhà thờ và trong lớp học anh là người chính xác trong mọi sự.

  Cha thấy nhường như không thể nào đạt tới. Hơn là một người bạn, anh ta là một lý tưởng, một mẫu mực cao tuổi về nhân đức, một sự kích thích liên tục khuấy động sự lười biếng để được giống anh một chút.

4.Các Kỳ Nghỉ

Trong cánh đồng gặt lúa

  Các kì nghỉ nói chung là một nguy hiểm lớn đối với các tư giáo. Vào thời của cha còn nguy hiểm hơn nhiều, bởi vì chung kéo dài tới bốn tháng rưỡi.

  Cha tìm cách làm cho mình bận bịu bằng việc đọc sách và viết, nhưng cha không áp đặt được cho mình một số giờ giấc, cha thường không hoàn tất được gì cả. Cha giết thời giờ trong công việc tay chân. Cha làm việc với cái bào, cái đục, cái rò rèn, cắt và may áo, khâu giầy. Trong ngôi nhà của cha ở Morialdo vẫn còn cái bàn viết, cái bàn ăn và một số ghế, “những kiệt tác” được sáng chế trong các kì nghỉ này.

  Rồi cha làm việc với lưỡi hái, trên các đồng, cha xén cỏ; trong ruộng, cha gặt lúa. Cha xuống hầm riệu làm những thùng đựng riệu, ép nho, chắt riệu mới.

Chỉ trong các ngày thứ Bảy, Chúa Nhật, cha mới trở lại bận bịu với đám trẻ, cha dạy chúng đọc và viết. Lớp học miễn phí nhưng với điều kiện là hăng hái, chú ý và xưng tội hàng tháng. Một số không chấp nhận điều kiện này nên họ rút lui. Nhưng điều này không có gì tổn hại: những người khác hiểu rằng chẳng ai muốn đạt được gì mà lại không làm gì cả, nên chúng nghiêm chỉnh dấn thân.

“Bình dân, bình dân, bình dân”

Với sự phê chuẩn của cha xứ, cha bắt đầu giảng thuyết, ở vùng Alfiano, vào mùa hè năm 1838, cha giảng lễ Đức Mẹ Mân Côi. Sau năm thứ nhất thần học, cha giảng tại nhà thờ Castelnuovo: hôm đó là lễ thánh Bartolomeo tông đồ. ở Capriglio, cha giảng lễ Sinh nhật Đức Mẹ.

Cha chẳng biết dân chúng có nhận được của ăn thiêng liêng gì từ những bài giảng của cha hay không. Khắp nơi người ta vỗ tay tán thưởng, và sau cùng cha để cho mình bị lôi kéo bởi hư danh. Nhưng rồi một ngày nọ cha nhận được một bài học đáng giá.

Vừa giảng xong về sự sinh ra của Đức Mẹ, và cha muốn nghe ý kiến của một người có dáng vẻ thông minh. Ông ta trùm lên cha cả một loạt lời khen ngợi không dứt:

– Bài giảng của cha về các linh hồn trong luyện ngục quả là hay tuyệt vời!

Cha đã nói về sự vĩ đại của Đức Mẹ …

ở Alfiano, cha muốn nghe ý kiến của cha xứ ,cha giuse

Pelato một con người có đức tin sâu xa và từng trải.

Xin cha nói rõ cha nghĩ gì về bài giảng của con.
Rất hay, rất rõ. Thầy đã trình bày với thứ ngôn ngữ hay

nhiều ý tưởng chọn từ Kinh thánh. Cứ tiếp tục như thế, thầy sẽ 1 vị giảng thuyết được người ta tìm kiếm.

  •  Nhưng dân chúng hiểu chứ thưa cha?
  •  Thế mà những tư tưởng đó rất dễ hiểu.
  •  Dễ hiểu đối với thầy, nhưng đối với dân chúng lại quá cao. Lập luận bằng cách trình bày các tư tưởng về Kính thánh vả các sự kiện trong lịch sử Giáo hội thì đẹp, nhưng dân không theo nổi.
  •  Cha khuyên con phải làm gì?
  •  Cần phải bỏ đi kiểu nói và cung cách của các nhả cổ điển, hãy nói bằng thổ ngữ và bằng tiếng Ý nếu muốn, nhưhg trong cách thức bình dân, bình dân, bình dân. Thay vì kiểu nói lập luận, hãy trình bày các mẫu gương, hãy so sánh cách giản dị và thực tiễn. Hãy nhớ rằng người ta theo dõi được ít, vả rằng các chân lý đức tin phải được trình bày trong cách thức dễ hiểu bao có thể.

Lời khuyên đầy tình cha con đó đã giúp cha suốt đời.

Để cho mình biết xấu hổ, cha còn giữ lại những bải nói đó. Khi cầm chúng trong tay, cha không thấy gì khác ngoài hư danh và ước vọng trở thành “thời trang”. Thiên Chúa thương xót đá gởi tới cho cha bải học quí giá đó, nói giúp cha trong các bài giảng, các bài giáo lý và trong khi viết sách.

5. Những ngày rảnh rỗi trên những ngọn đồi ở Moferrato

Cơn lốc những lời đe dọa và ly coc

Khi nói rằng các kỷ nghỉ thì nguy hiểm, cha có ý nói về mình.

Đối với một tư giáo khốn khổ, rất thường có thể thấy mình gặp

phải những nguy hiểm nghiêm trọng, nhiều khi không nhận ra. Đối với cha đã xảy ra đúng như thế.

Một năm kia, một số thân nhân của cha mời cha dự một buổi lề. Cha không muốn đi tới đó. Nhưng một người chú của cha năn nỉ, nói với cha rằng chẳng có một thầy nào giúp cha xứ trong các lễ nghi tại nhà thờ. Sau nhiều lần năn nỉ, cha phải chấp nhận.

Trong thánh lễ, cha giúp bàn thờ và hát. Rồi tới giờ ăn trưa. Thoạt tiên tất cả đều tốt đẹp. Nhưng khi rượu bắt đầu làm ai nấy phấn khởi, người ta bất đầu nói chuyện về một giáo sĩ mà họ không chịu nổi. Cha tìm cách chuyển hướng câu chuyện, nhưng tiếng nói của cha bị chìm trong tiếng ồn ào của họ.

Cha không còn biết phải làm gì nữa, nên quyết định bỏ đi. Cha cầm lấy mũ và đứng dậy. Nhưng ông chú giữ cha lại. Một người đồng bàn, lúc đó hầu như đã say mèm, bắt đầu chửi rủa tất cả những người hiện diện. Một người khác, cũng say, liền đứng lên và thử sức với ông kia. Thế là nổ ra một cuộc cãi vã, một cơn cuồng phong những lời dọa và ly cốc. Cả dĩa, chai, xiên, thìa cũng bay tứ tung. Rồi một ai đó rút con dao ra.

Cha hiểu điều khôn ngoan duy nhất lúc đó cha có thể làm là phải đi chỗ khác và cha đã đi. Cha về tới nhà, canh tân lại điều mà nhiều lần cha đã quyết tâm: tránh những cơ hội làm mình chia trí để không phá hỏng tình bạn cùng Thiên Chúa.

Chiếc đàn violon bị đập bể

Một chuyện khác đáng tiếc cũng xảy ra cho cha ở Croveglia, thôn Buttigliera. Người ta mừng lễ thánh Bartolomeo, và cha cũng được mời bởi một người chú để giúp những nghi lễ trong nhà thờ. Cha sẽ phải phục vụ bàn thờ, hát và chơi đàn violon. Nhạc cụ này cha rất thích, nhưng ngày cha mặc áo tư giáo, cha đã từ bỏ nó.

Trong nhà thờ mọi sự diễn tiến tốt đẹp.

Bữa trưa người ta tổ chức ở nhà chú của cha, người đứng đâu tổ chức lễ, và không phải là thiếu những điều bất tiện.

Sau bữa trưa, các người đồng bản mời cha chơi đàn để gây bầu khí vui vẻ. Cha từ chối. Nhưng một nhạc công khác nài ép:

– Tôi sẽ chơi bè một. Còn thầy ít ra cũng đệm cho tôi một chút.

Cha quả đáng khinh bởi vì đã không biết nói tiếng không. Cha chơi đàn vài phút, rồi cha nghe thấy tiếng ồn nho nhỏ, dân chúng đang khuấy động. Cha quay mặt nhìn ra ngoài cửa sổ, vả thây đám đông ngoài sân theo nhịp nhạc đang chơi mà khiêu vũ đầy hứng khỏi. Lúc đó cha cảm thấy tức giận quá!

Cha nói với mấy người đồng bàn: – Thế là thế nào? Tôi giảng chống lại khiêu vũ công cộng, thế mà các người lại dùng tôi để tổ chức một cuộc khiêu vũ trong sân nhả các người sao? Từ nay trở đi sẽ không bao giờ tái diễn chuyện này nữa.

Cha đập chiếc đàn violon của mình thành mảnh vụn. Từ đó trong đổi, cha không bao giờ cầm trên tay nhạc cụ đó nữa, cả khi người ta muốn dùng nó trong nhà thờ.

Chuyến đi săn cuối cùng

Còn một sự kiện nữa xảy ra trong các kỳ nghỉ.

Trong mùa hè và mùa thu, cha bẫy chim bằng cái hệ thống mà ngày nay ngưôi ta vẫn còn dùng: bẫy sập, lồng, đôi khi dùng súng. Một buổi sáng, cha thấy một con thỏ đang phóng ngang. Cha đuổi theo. Từ cánh đồng này qua cánh đồng khác, vườn nho này qua vườn nho khác, cuối cùng băng qua thung lũng và lên những ngọn đồi.

Tốn cả mấy giờ đồng hồ. Cuối cùng con vật ở trong tầm nhắm, cha bắn con vật một phát. Con vật nhỏ bé đáng thương ngã xuống, vả cha cảm thấy rất buồn vì nhìn thấy nó đã chết. Một số bạn bè chạy theo, khen cha đã bắn một phát tuyệt chiêu. Nhưng cha nhìn vào chính mình: sau cuộc đua năm cây sô với khẩu súng trong tay, cha không còn áo che thân, chỉ còn một cái mũ rơm trông giống như một tên buôn lậu. Cha quá đỗi xấu hổ.

Cha xin lỗi các bạn vì cái màn diễn không mấy nết na đó, và cha lập tức trở về nhà.

Cha làm lại quyết tâm không đi săn nữa. Với ơn Chúa giúp, lần này cha đã giữ được lời hứa. Chúa đã tha thứ cho gương xấu mà cha gây nèn hôm đó.

Ba sự kiện này là một bài học vô giá đối với cha. Nếu muốn phục vụ Chúa cách nghiêm chỉnh, cần phải gia táng những giây phút hồi tâm và bớt đi những giải trí quá mang tính vật chất. Không phải vì tự chúng là sự xúc phạm Chúa, nhưng trong khi giải trí như thế người ta nói những câu truyện, và cách người ta ân mặc, nói năng và xử sự gây nên nguy hiểm cho tình bạn với Thiên Chúa. Ngài đã truyền cho chúng ta hãy trong sạch trong tư tưởng, lời nói và việc làm.

Nấu một cơn gà

Cha rất thân với Lui Comollo, bao lâu Thiên Chúa còn cho anh sống. Trong các kỳ nghỉ, nhiều lần cha đến nhà anh và anh cũng đến nhà của cha. Cả hai củng viết thư cho nhau nữa. Cha nhận ra nơi anh một “thanh niên thánh thiện”, và cha rất qúi mến anh bởi vì nơi anh có một lòng tốt hiếm thấy. Khi ở với nhau, cha giúp anh học tập, và cha tìm cách bắt chước anh một chút.

Sau năm thần học thứ nhất, anh đến nhà cha chơi một ngày. Mẹ và anh của cha gặt lúa ở ngoài đồng. Lui bảo cha để anh đọc bài giảng mà anh phải giảng, dịp lễ Đức Mẹ Lên Trời, và anh đọc bài giảng trước mặt cha như thể trước dân chúng trong nhà thờ.

Thời giờ trôi qua, tới lúc cả hai nhận ra rằng đâ tới giờ ăn trưa. Chỉ có anh ta và cha ở nhà, mà lại chẳng biết phải làm gì để chuẩn bị bữa ăn.

Lui nói: – Tôi sẽ nhóm lửa, anh kiếm cái nồi. Rồi chúng ta sẽ nấu cái gì đó.

– Mẹ tôi bảo tôi nấu một con gà – cha đáp lại. – nhưng cần phải đi bắt gà ngoài vườn.

Sau một lúc rượt đuổi, cả hai tóm được một con gà nhỏ còn non. Nhưng bây giò phải giết nó. Ai cảm thấy có thể làm việc này? Cha thì không và anh ấy cũng không. Thế rồi cả hai đi tới một thỏa hiệp: Lui sẽ giữ cổ con gà trên một gốc cây, còn cha với cái lưỡi liềm sẽ chặt đầu. Cha đã chặt, và làm đứt đầu con gà. Nhưng khi nhìn thấy máu vọt ra, cả hai đều sợ hãi, lùi lại phía sau.

Sau một lát đau buồn, Lui nói:

  •  Cả hai chúng ta đúng là ngu ngốc. Chúa cho chúng ta thú vật trên mặt đất làm thức ăn. Tại sao chúng ta lại chần chừ thế?

Một cách can đảm, cả hai vặt lông gà, rồi nấu lên và ăn.

Cha muốn đi tới Cinzano để nghe Lui giảng lễ Mẹ Lên trời. Nhưng ngày hôm đó cha cũng phải giảng tại một giáo xứ. Ngày hôm sau cha mới đi Cinzano. Bài giảng của Lui đã rất được Ưa thích, nhiều người đỗ nói rằng họ rất mãn nguyện.

Hứng khởi nói về thánh Rocco

Ngày 16 tháng Tám là lễ thánh Rocco. Chúng tôi gọi đó là “ngày lễ béo (pignatta)”, vì các thân nhân và bạn bè mời nhau ân uống, rồi sau đó cùng nhau vui vẻ mấy giờ đồng hồ.

Chuyện xảy đến với cha ngày hôm đó cho thấy sự bạo dạn của cha lên tới mức nào. Một vị giảng thuyết kia phải tới để nói về thánh Rocco. Thế nhưng tới giờ vẫn chưa thấy ai bước lên toà giảng. Cha xứ Cinzano cảm thấy khó xử vì nhiều cha xứ khác đến từ các xứ lân cận để mừng lễ, còn cha, tới một lúc (vì nhận thấy cha xứ không biết phải làm gì), cha liền đi dạo trong nhà thờ, đi từ cha này sang cha khác, xin có ai có thể nói gì đó với đám dân chúng đang tụ tập trong nhà thờ.

Chẳng có ai động lòng. Ngược lại có vị còn đáp lại lời xin của cha cách khô khẳng:

  •  Thầy không hiểu gì cả! Thầy tưởng nói đột xuất về thánh Rocco giống như uống một ly rượu nho sao? Thầy cứ thử xem.

Vị đó nói lớn giọng, và tất cả ồn ào hoan hô. Cha xấu hổ, nhưng chạm tự ái, cha trả lời:

  •  Con không dám đi trước. Nhưng vì thấy rằng không ai muốn làm, thì con sẽ giảng.

Trong nhà thờ đồng vang lên bài thánh ca, nhờ đó cha có giờ tập trung tư tưởng. Trước đây cha đã đọc cuộc đời thánh Rocco. Cha gom lại trong trí những ý tưởng và sự kiện chính, rồi cha buớc lên toà giảng. Hôm đó cha đã làm một trong những diễn từ đẹp nhất trong đời.

“Tôi mong sẽ uống thứ rượu ngon hơn”

Chính ngày hôm ấy, cha cũng đi dạo với Lui Comollo. Cả hai cùng lên một ngọn đồi, từ trên đó nhìn thấy hết những cánh đồng, những khu vườn và và vườn nho. Cha nói:

  •  Nhìn kìa, năm nay quả là khô hạn. Mùa màng thất thu. Tội nghiệp người nông dân, làm việc nhiều mà thu hoạch không bao nhiêu.

Anh trả lời: – Tay Chúa, quả đè nặng trên chúng ta. Anh tin tôi đi, nguyên nhân của tất cả là tội lỗi của chúng ta.

  •  Hy vọng năm tới Chúa sẽ ban cho chúng ta thời tiết tốt hơn.
  •  Tôi cũng hy vọng thế. Phúc cho những ai còn sống.
  •  Thôi nào, chúng ta đừng nói đến những chuyện buồn. Năm nay, hãy kiên nhẫn. Nhưng anh sẽ thấy năm tới sẽ có một mùa nho tuyệt diệu. Và chúng ta sẽ uống rượu nho tuyệt hảo!
  •  Anh sẽ uống.
  •  Thế còn anh? Anh tiếp tục chỉ uống nước lã hả?
  •  Không, tôi hy vọng sẽ uống thứ rượu nho ngon hơn nữa kìa.
  •  Ý anh muốn nói gì thế?
  •  À, thôi đừng nói chuyện đó nữa. Có Chúa biết.
  •  Này đừng lảng tránh câu chuyện. Anh có ý gì khi nói câu: Tôi hy vọng sẽ uống thứ rượu nho ngon hơn”? Anh sẽ đi về Thiên đàng hả

– Tôi không chắc có di vào thiên đàng sau khi chết không, nhưng tôi hy vọng điều đó. Đã một thời gian rồi tôi ao ước cháy bỏng đi. về nhà Thiên Chúa, khiến tôi cảm thấy không thể sống lâu thêm trên trái đất này nữa.

Lui nói những lời này với một vẻ mặt đầy niềm vui. Sức khỏe của anh lúc đó vẫn còn rất tốt và đang chuẩn bị trở lại chủng viện.

6. Tin tức từ cõi xa

Cái nhìn sau cùng như một chữ ký

Khỉ viết tiểu sử Lui Comollo,1 cha đã tường thuật những biến cố xảy ra trước và những biến cố đồng hành với cái chết lành thánh của anh. Ai muốn biết những biến cố ấy, có thể đọc trong những trang cha đã viết.

ở đây cha chỉ muốn nhắc tới một sự kiện mà trong tiểu sử, cha chỉ nói thoáng qua nhưng lại kể nhiều cho người ta. Sự kiện như thế này.

Tình bạn của anh ấy với cha sâu đậm đến độ cả hai nói chuyện cách cởi mở về mọi điều có thể xảy ra cho mỗi người, nói cả đến chuyện có thể ngày nào đó một trong hai sẽ chết.

Một ngày nọ, sau khi cùng đọc với nhau một đoạn dài về cuộc đời của một vị thánh, một chút để mua vui nhưng cũng có phần nghiêm chỉnh, một trong hai nói: “Có lẽ thật hay khi người nào trong hai chúng ta chết trước, trở về đưa thòng tin cho người còn lại về cõi bên kia.”

  • [1] Don Bosco xuất bàn lần đầu tiên tiểu sử này vào năm 1844, với lựa đề “Những nét lịch sử về cuộc đời thầy Lui Comollo, qua đời ưong chùng viện Chieri, người được lất cả khâm phục vì những nhân đức nổi bật”. Sau đó còn có ba ấn bàn khác, ưong nãm 1854, 1867 và 1884. Ân bản cuối cùng này phong phú hơn bởi tường thuật về việc hiện về của Lui Comollo, đang khi những â’n bàn ưước chỉ đề cập sơ qua

Sau khi nói chuyện nhiều lần, cả hai làm một giao ước: người chết trước, nếu được phép của Thiên Chúat sẽ trở về báo cho người kìa biết mình đã được cứu rỗi chưa.

Cha đâ không nghĩ giao ước đó là một điều quan trọng. Cả hai đã hứa điều ấy với mồt sự nhẹ dạ nào đó (cha không khuyên bất cứ ai giao ước tương tự như thế). Tuy nhiên, đặc biệt trong cơn đau bịnh cuối cùng của Lui, cả hai đã xác nhận và lập lại nhiều lần. Còn hơn nữa, cha có thể nói rằng những lời cuối cùng của anh, cải nhìn cuối cùng của anh, là dấu ký nhận về giao ước này. Nhiều người bạn đã biết câu chuyện này.

“Bosca, tôi đã được cứu rỗi”

Lui Comollo qua đời ngày 2 tháng Tư nãm 1839. Buổi chiều ngày hôm sau, anh được an táng giữa tiếng khóc nức nở trong nhà thờ thánh Philiphe.

Những người đã biết vẻ giao ước của cha và anh ấy đều lo âu mong nhìn thấy điều gì sẽ xảy ra. Chính cha còn lo âu cực độ. Cha hy vọng rằng “tin tức” mà Lui sẽ mang tới, sẽ làm giảm bớt nổi đau đớn mà cha phải chịu vì sự ra đi của anh.

Buổi tối hôm ấy, cha đang nằm trên giường trong phòng ngủ có khoảng 25 chủng sinh. Cha rất bồn chồn. Cha đã nghĩ: “Đêm nay anh sẽ hoàn tất lời hứa.”

Vào khoảng mười một giờ rưỡi, một tiếng động mạnh vang lên trong các hành lang. Tiếng động như thể một chiếc xe do nhiều con ngựa kéo đang tiến lại gần cửa của hành lang phòng ngủ. Càng ngày tiếng động đó càng mạnh, giống như tiếng sấm. Tất cả phòng ngủ rung chuyển. Các thầy tư giáo sợ hãi, chổi dậy khỏi giường, đứng co lại với nhau trong một góc phòng. Rồi giửa tiếng sấm động mạnh đó, người ta nghe thấy tiếng nói rõ ràng của Lui Comollo. Anh nói ba lần: MBosco, tôi đã được cứu rỗi”.2

  • [1] Hai chứng từ viết, được lưu giữ trong Văn khố trung ương Salêdiêng, xác nhận sự hiện về của Comollo tại cản phòng của các tư giáo tại Chieri. Một chứng từ là của don Michelc Chiantore, người bạn cùng phòng với Don Bosco khi còn ở Chieri; chứng từ kia là của Genoffa Fiorito, chị của don Giuseppe Fiorito, người trách nhiệm.
  • Tất cả các thầy tư giáo đều nghe tiếng động. Nhiều người nghe được tiếng nói, nhưng không hiểu đó là lời gì. Một số ngưòi, giống như cha, hiểu rõ những lời ấy, đến độ trong một thời gian, các lỗi ấy được truyền miệng. Cha nhớ rằng, đây là lần đầu tiên trong đời, cha cảm thấy sợ hãi. Cơn sợ hai khiến cha bệnh nặng tới độ đem cha tới gần nấm mồ.
  • Cha sẽ chẳng bao giờ khuyên ai làm lời hứa như Lui và cha đã thực hiện. Thiên Chúa toàn năng, Thiên Chúa nhân từ. Một cách thông thường, Ngài không ràng buộc những giao kết này. Nhưng đôi khi, trong tình thương xót vô biên của Ngài, Ngài cho phép được hoàn tất, như đã xảy ra cho cha.
  • 7. Những lời đầy ý nghĩa của Don Borel
  • Một trăm bai mươi lia qúi giá
  • Trong chủng viện cha luôn cảm thấy hạnh phúc. Cha là bạn của mọi người và của mọi giáo sư.
  • Vào tháng thứ sáu của mỗi năm học, có một kỳ thi về tất cả các môn học. Ai được điểm cao trong học tập và trong hạnh kiểm, thì nhận được phần thưởng là 60 lia. Nhờ ơn Chúa trong sáu năm trải qua tại chủng viện, cha đã luôn đạt được phần thưởng ấy.
  • Trong năm thân học thứ hai, cha có trách nhiệm lo phòng thánh. Chức vụ này giúp cho cha có thêm 60 lia nữa mỗi năm. Do sự tốt lành mồ các bề trên đã trao cho cha chức vụ này. Với tiền thưởng việc học và tiền thù lao làm phòng thánh, cha có thể trả được một nửa tiền ồn ở. Một nửa khác thì do lòng tốt don Caisasso trả cho cha. Là người trông coi phòng thánh, cha phải giữ sạch sẽ nhà thờ, phòng thánh và bàn thờ. Cha phải quan tâm tới các ngọn đèn và giữ trật tự mọi đồ đạc vật dụng sử dụng trong các lễ nghi phụng vụ.
  • căn phòng (= như hộ trực) ưong chủng viện khi xác minh về biến cố này. Chứng từ cuối này làm chứng rằng em của bà đã kể lại sự kiện này nhiều lần (xem F. Descramaưt, Les Memoire ì de G. B. Lemoyne, p. 113 và 74 note 21)

Những lời đầy ý nghĩa

  • Trong năm ấy cha may mắn được biết một trong các linh mục sáng giá nhất của Torino, don Giovanni Borel. Ngài tới để giảng tuần tĩnh tâm cho các thầy. Cha quen ngài trong phòng thánh, và bị đánh động bởi bầu khí vui tươi và những lời vui đùa nhưng luôn mang ý nghĩa thiêng liêng của ngài.
  • Cha quan sát ngài chuẩn bị và cám ơn khi dâng lễ, thái độ đầy đức tin của ngài trong suốt khi cử hành, và cha lập tức thấy đây là một linh mục sáng giá.
  • Khi ngài giảng, cha phán phục sự bình dân, sự linh hoạt, sự trong sáng, một ngọn lửa bác ái bừng lên từ những lời của ngài. Thật dễ thấy rằng các chủng sinh đã gặp được một vị thánh.
  • Tất cả đến với ngài để xưng tội. Nhiều người nói chuyện với ngài về ơn gọi, và xin ngài một lời lưu niệm. Cha cũng tới nói chuyện với ngài về những vấn đề thiêng liêng của mình. Cha xin ngài một lời khuyên, bởi vì cha luôn sợ đánh mất tinh thần ơn gọi của mình trong năm, nhất là trong những kỳ nghỉ. Ngài trả lời:

-Siêng năng rước lễ và hồi tâm trong thinh lặng trước Thiên Chúa, sẽ giúp giữ gìn ơn gọi và đào tạo nên một linh mục đích thực.

Tuần tĩnh tâm đó đã sinh ích lợi cho tất cả mọi người. Mãi sau này mọi người vẫn còn nhớ những lời đầy ích lợi đó.

8. Tôi uốn mình trên những trang giây trắng

Một cuốn sách nhỏ đã mở tung chăn trời

Trong việc học, cha đã phạm một sai lầm to lớn. Trong những năm trung học, cha đã đọc ngày đọc đêm những tác phẩm của các tác giả cổ điển ngoại giáo. Cha đã rất thán phục các câu

truyện truyền thuyết thần thoại Hy lạp và Roma, diễn tả đầy mầu sắc.

Các tác phẩm của các tác giả Kitô giáo, lúc đó cha lại không thích. Kết cục cha cho rằng Kitô giáo không tương hợp với thứ ngôn ngữ và thi ca cao cấp. Chính các tác phẩm của các Đại giáo phụ đối với cha khi ấy cũng mang ít giá trị. Các nguyên lý đạo giáo được trình bày chặt chẽ và sáng sủa, nhưng nghệ thuật xem chừng xa vời với chúng.

May mắn thay, Chúa Quan phòng đỗ giúp cha thay đổi nhận định. Vào lúc bắt đầu năm triết học thứ hai, một ngày kia cha vào viếng Chúa Giêsu trong nhà tạm. Cha không mang theo mình cuốn sách kinh, nên cha đọc một vải chương của một cuốn sách mà cha thấy trên ghế, cuốn Gương Chúa Kitô. Cha ngạc nhiên vì những tư tưởng sâu xa và cách trình bày vô cùng giản dị và trong sáng. Cha nghĩ: “Tác giả của cuốn sách này phải là một vốn sĩ lớn”.

Cha trở lại nhiều lần để đọc cuốn sách nhỏ mà vĩ đại ấy và khám phá thấy rằng trong mỗi một hàng đều chứa đựng sự khôn ngoan có trong những cuốn sách dầy của các tác giả cổ điển.

Việc đọc sách Gương Chúa Kitô đã đánh dấu chấm hết nơi cha việc đọc sách trần tục. Ngay sau đó cha đọc Lịch sử Cựu ước và Tân ước của Calmet, Do thái cổ đại của Giuseppe Flavio, Luận chứng về Tôn giáo của Mons. Marchetti, các tác phẩm của Frayssinous, Balmes, Zucconi và nhiều tác phẩm về Kitô giáo. Cha rất thích cuốn Lịch sử Giáo hội của Fleury (khi đó cha không biết hai mươi cuốn sách ấy là những cuốn cần phải đọc). Cha còn tìm thấy sự thích thú hơn nữa khỉ đọc các sách của Cavalca Pasavanti, Segneri, vả Lịch sử Giáo hội của Henrion.

Có người sẽ nghĩ rằng: “Đọc các sách ấy chẳng có gì cản trở cho việc học theo chương trình sao?” Cha có thể trả lời rằng” không, bởi vì cha tiếp tục có một trí nhớ tốt. Đối với cha, ở lớp chỉ cần theo dõi bài học vả các sách giáo khoa là đủ. Các giờ dành cho việc học, cha có thể dùng để đọc. Các bề trên đều biết, nhưng các vị để cho cha làm.

Đối diện với Hotnero

Một môn học mà cha Ưa thích đó là môn Hy lạp. Cha đã bắt đâu học thứ ngôn ngữ cổ điển này trong những năm cuối trung học. Cha đã học văn phạm và bắt đầu làm các bài dịch.

Cơ hội tốt để đào sâu việc học này đến với cha vào năm 1836. Torino khi đó bị đe dọa bởi bệnh dịch tả. Các tu sĩ dòng Tên quyết định cho các sinh viên nội trú trong trường Carmine rời bỏ thành phố. Họ đến trú ngụ tạm thời tại căn nhà ở Castello di Montaldo.

Vì tiếp nhận đồng thời cả sinh viên nội trú lẫn ngoại trú, nên họ cần có một con số gấp đôi những người giúp đỡ và các thầy giáo dạy kèm. Các tu sĩ dòng tên cũng nhờ tới don Caíasso để giới thiệu vài tư giáo nào sẵn sàng. Ngài giới thiệu cha với họ để giúp trông coi một phòng và dạy kèm tiếng Hy lạp.

hội đã thúc đẩy cha lưu tâm cách nghiêm chỉnh về ngôn ngữ này. Cha dạy về những bài học tổng quát căn bản, đồng thời đào sâu thêm. Trong số các tu sĩ dòng tên, có cha Bini, chuyên gia Hy lạp danh tiếng. Ngài giúp cha rất nhiều. Trong vòng bốn tháng, ngài giúp cha dịch tất cả Tân Ước, hai cuốn sách lliade của Omero, nhiều ca khúc của Pindaro và Anacreonte. Vì cha tỏ ra có nhiều thiện chí, nên ngài tiếp tục giúp đỡ cha. Ngài sửa kỷ lưỡng và trả lại cha với nhiều nhận xét thích hợp. Nhờ cách này, cha có thể sử dụng tiếng Hy lạp cách dễ dàng như đã sử dụng tiếng Latinh.

Thời gian đó cha cũng học tiếng Pháp, và tiếp xúc với tiếng Do thái. Sau tiếng Ý và tiếng Latinh, cha luôn thiết thân với các ngôn ngữ này: Hy lạp, Do thái, Pháp ngữ.

9- Linh mục đời đời

Đơn xin Đức tổng giảm mục

Năm 1840 một nầm sau khi Lui Comollo qua đời, cha nhận chức cắt tóc và bốn chức nhỏ. Đó là năm thần học thứ ba.

Mgay sau đó, cha bắt đầu nghĩ tới việc tranh thủ một năm học trong kỳ nghĩ. Phép tắc lúc đó rất hiếm khi được ban. Không nói với bất cứ ai một lời nào, cha đến trình diện đức Tổng giám mục Fransoni, xin ngài được học những môn của nầm thứ tư trong thời gian hè, như thế trong năm học 1840-41, cha có thể kết thúc chương trình năm năm thần học. Lý do cha đưa ra là vì tuổi tác của mình: cha đã 24 tuổi.

Đức Tổng giám mục tiếp đón cha với lòng nhân hậu. Ngài xem xét kết quả tất cả những kỳ thi mà cha đã trải qua. Ngải ban đặc ân cho cha với điều kiện là trước tháng mười một, cha phải thi tất cả các môn dành cho năm thứ tư. Nhà thần học Cinzano, cha xứ của Castelnuovo, được chì định làm người sát hạch.

Trong hai tháng học đầy căng thẳng, cha đã chuẩn bị vả trải qua kỳ thi theo qui định và cha đã được nhận vảo chức phụ phó tế.3

Một tư tường khiến run sợ

Nếu nghĩ tới bước quyết định cho cuộc đời như thế, cha không tin rằng mình đã chuẩn bị đầy đủ, bởi vì cha không có tất cả những phẩm chất tích cực được đòi hỏi. Tuy nhiên vì chẳng có ai trực tiếp chầm lo cho ơn gọi của cha, nên cha bàn hỏi với cha

[1] Phụ phó tế, thời bây giờ, là bước quyết định cho nhừng ai muốn ưở thành linh mục. Ai lãnh chức này, thì khấn long ĩrọng lời khấn thanh khiết suốt đời. Giáo hội không miễn chuẩn cho bâ’t cứ ai vì bâ’t cứ lý do gì khỏi lời khán này. Thầy tư giáo chuẩn bị lãnh chức này, được mời giam mình tĩnh lâm trong thinh lặng mười ngày. Trong đó thầy được mời làm một cuộc xưng tội chung, nghĩa là duyệt lại toàn bộ đời sống kitô hữu cùa mình, để tự chất vân mình và hòi cha giải tội đại diện cho Thiên Chúa xem mình có đủ sức đàm nhận đời sống linh mục trọn đời không

Cafasso. Ngài bảo cha cứ tiến lên đừng sợ hãi, cứ nghe theo lời ngài.

Trong mười ngày, cha giam mình trong sự thinh lặng của Tĩnh tâm trong Nhà Thừa Sai Torino. Cha đã xưng tội chung, duyệt xét lại toàn bộ cuộc sống mình, để rồi hỏi cha giải tội xem đối với ngài, cha có thể hiến thân trọn đời không. Cha muốn tiến lên nhưng lại sợ ý tưởng ràng buộc mình trọn đời. Vì lý do này cha không muốn quyết định tiến bước trên đường linh mục trước khi có ý kiến thuận tích cực của cha giải tội.

Từ lúc bấy giờ, cha hết sức để tâm tuân giữ lời khuyên của don Borel: “Thường xuyên rước lễ và biết hồi tâm trong thinh lặng trước mặt Chúa, sẽ giúp giữ gìn ơn gọi và đào tạo nên người linh mục đích thực.”

Cha trở lại chủng viện và được đăng ký vào năm thứ năm. Cha cũng được bổ nhiệm làm hộ trực, cái “chức cao nhất” mà một tư giáo khốn khổ có thể có.

Ngày 19 tháng Ba 1841, cha lãnh chức phó tế. Ngày 5 tháng Sáu, cha sẽ được thụ phong linh mục.

Ngày phải rời bỏ vĩnh viễn chủng viện là một ngày buồn thảm. Các bề trên quí mến cha, các vị tỏ cho cha biết điều đó trong nhiều dịp. Các bạn của cha rất thân thiết. Có thể nói rằng cha sống cho họ, và họ sống cho cha. Ai cần phải cạo râu, cũng chạy đến cha. Ai cần có một cái mũ linh mục, cần khâu vá, sửa chữa quần áo, củng đến với cha.

Sự chia lìa khỏi ngôi nhà nơi cha đã sống sáu năm, nơi đã nhận được sự giáo dục, văn hóa và tinh thần linh mục, cùng với những cử chỉ ỉòng tốt và tình cảm, đã quá đắt giá với cha.

Thánh lễ mở tay

Cha được thụ phong linh mục ngày 5 tháng Sáu nảm 1841, vọng lễ Chúa Ba Ngôi. Thánh lễ đầu tiên cha cử hành trong nhà thờ thánh Phanxicô Assisỉ, do don Cafasso giúp, ở quê, ngưòi ta mong đợi cha rất nhiều, vì từ nhiều nảm rồi không có lễ mở tay nào. Nhưng cha thích cử hành lễ đầu tiên ở Torino cách âm thầm. Ngày hôm đó có thê coi là ngày đẹp nhất đợi cha. Trong giây phút nhớ đến những người thân, cha dâng lên Chúa tất cả các giáo SƯ và tất cả những ai đã làm ơn lành cho cha. Cha đặc biệt nhớ tới cha Calosso thân yêu, người mà cha luôn coi là vị ân nhân vĩ đại và đáng kính phục.

Ngày thứ Hai, cha cử hành thánh lễ thứ hai tại đền thờ Đức Mẹ An ủi. Cha tạ ơn Đức Trinh Nữ về biết bao ơn lành đã nhận được từ Đức Giêsu, Con của Mẹ.

Thứ Ba cha tới Chieri và cử hành thánh lể thứ ba tại nhà thờ thánh Đaminh. Lúc đó cha giáo sư Giusiana vẫn còn sống. Ngài ôm lấy cha đầy tình cảm. Trong thánh lễ ngài khóc nhiều lần vì cảm động. Cha lại đó cả ngày với ngài: quả là một ngày trên thiên đàng.

. Thứ Năm là lễ Mình Thánh Chúa (bấy giờ là lễ buộc). Cha hát lễ tại quê nhà, những, người thân bao lấy cha. Bởi vì người ta cũng có một cuộc rước trọng thể, nên cha kiệu Mình thánh Chúa ừên các con đường Castelnuovo. Cha xứ muốn mời các thân nhân của cha, các linh mục và chính quyền dùng bữa trưa. Tất cả đều quí mến cha, vả ai nấy đều sung sướng ở lại với cha.

Buổr tối hôm đó cha trở về với gia đình.

Khi tới gần những nơi đã sống khi còn là một đứa trẻ cha nhìn lại nơi cha đa mơ hồi chín tuổi, cha không cầm nổi sự xúc động. Cha nói:

-Kỳ diệu thay đường lối của Chúa quan phòng! Từ bụi đất Thiên Chúa đã nâng một đứa trẻ nghèo khổ lên, đặt ngồi chung với những kẻ Ngài ưu ái.

10. Khi con ngựa bị hoảng sợ

“Có bên mình biết bao thanh thiếu niên”

ở Castelnuovo, năm cha chịu chức (1841), không có cha phó. Cha đã thực thi tác vụ này trong năm tháng.

Cha cảm nhận nhiều mãn nguyện khi làm việc trong giáo xứ. Cha giảng tất cả mọi ngày Chúa nhật, cha đi thăm các bệnh nhân, cử hành các bí tích. Cha chưa được phép giải tội, vì cha chưa hoàn tất việc thi để giải tội. Cha phụ giúp cả trong việc chôn táng, giữ cho sổ sách giáo xứ được quy củ. Cha soạn giấy chứng nhận tình cảnh nghèo và các chứng nhận khác mà dân chúng xin.

Nhưng niềm vui của cha là dạy giáo lý cho các thanh thiếu niên, ở với chúng, nói với chúng. Cha tìm cách làm bạn với những đứa nhỏ ở Castelnuovo. Khi cha ra khỏi nhà xứ, chúng nó đã có sẵn đó đợi cha rồi. Bất cứ cha đi đâu, chúng cũng đến với cha như thể có lễ hội. Cả đám trẻ ở Morialdo cũng đến tìm cha. Khi cha trỏ về nhà ở Becchi, cha luôn có chúng bên cạnh.

Bầy chim sẻ bay trên đầu ngựa

Cha cảm thấy dễ dàng khi nói với dân chúng, và do đó người ta tìm kiếm cha để giảng lễ và giảng các dịp lễ bổn mạng xứ. Vàò khoảng cuối tháng Mười, cha được mồi tới Lavriano để nói nhân dịp lễ thánh Benigno. Cha vui vẻ chấp nhận vì đó là quê của cha Gioan Grassino, bạn đồng nghiệp và bạn thân của cha. Cha chuẩn bị kỹ lưỡng. Cha viết ra bài nói của mình với ngôn ngữ bình dân, nhưng trong sáng, và cha học thuộc. Cha cảm thấy an tâm sẽ tạo ra ấn tượng tốt. Nhưng Thiên Chúa đã cho cha một bài học đau đớn nhớ đời vì sự hư danh.

Hôm đó là Chúa nhật, trước khi khởi hành, cha phải làm lễ cho dân chúng ở Castelnuovo. Rồi để đi cho kịp giờ tới Lavriano, cha không đi bộ nhưng đi ngựa.

Cha đã đi được nửa quãng đường, ngựa chạy nước tiệu và nước đái. Khi tới thung lũng Casalborgone ở giữa Cinzano và Bersano, từ trong cánh đồng đã trồng tỉa, một bầy chim sẽ vụt bay lên. Cú vụt bay náo động bất chợt ấy làm con ngựa sợ hãi nó vùng lên chạy như điên lao qua những cánh đồng và đồng cỏ. Cha tìm cách để ngồi vững vàng trẽn yên ngựa, nhưng tới một lúc cha thấy cái yên rung chuyển và trượt qua một bên. Cha cố để chỉnh nó ngay lại, nhưng một cú nhảy thình lình làm cha bị tung lên cao Cha ngã xuống trẽn một đống đá.

Tôi hồi tỉnh trong một ngôi nbà không quen biết

Lúc cha bị tai họa ấy thì có một người đàn ông đang ở trẽn đồi, ông ta cùng một người phụ giúp liền đi xuống. Thấy đã bất tỉnh, ông liền nhẹ nhàng khiêng cha về nhà ông và đặt nằm trên giường tốt nhất mà ông cỏ. ông chăm sóc cha hết mức có thể sau đó một giờ cha tĩnh dậy. Cha ngạc nhiên thấy mình đang ở trong ngôi nhà không quen biết. Người đàn ông tốt lành đó liền nói:

  •  Cha đừng sỢ. Cha sẽ thấy ở đây cha sẽ không thiếu gì. Tôi đã cho gọi bác sĩ rồi. Người làm của tôi cũng đã đi chăm sóc cho con ngựa của cha rồi. Tôi chỉ là một nông dân, nhưng trong nhà tôi có tất cả những gì cần thiết. Cha cảm thấy đau lám không?
  •  Xin Chúa trả công cho lòng tốt của ông, thưa người bạn tốt. Tôi không nghĩ là bị nặng lắm. Tôi không xoay vai được, tôi e rằng bị gãy. Nhưng tôi đang ở đâu vậy?
  •  ở trên ngọn đồi Bersano, trong nhà cùa Gioan Calosso, trước đây gọi là Brina. Cha không biết tôi, nhưhg chính tôi khi đi đây đó, tôi cũng đã cần đến người khác. Tôi là người thường xuyên đi chợ và hội chợ, và đã xảy ra cho tôi như thế nhiều lần!

-Trong khi chúng ta đợi bác sĩ, sao không kể cho tôi nghe vài chuyến hành trình cùa ông nhĩ?

– Tôi có nhiều chuyện để kể lắm! Nhiều năm trước tôi lấy làm ví dụ thôi, tôi đi Asti bằng con lừa cùa tôi. Tôi phải lo đồ dự trữ cho mùa đông, nên trên đường trở về, con vật đáng thương của tôi phải chở nặng quá. Khi tôi đi tới thung lũng Moriondo con lừa trượt chân xuống một vũng sình và té nhào ngay giữa đường. Tôi cố sức để giúp nó đứng lên nhưng không thể được. Lúc đó đã nửa đêm, trời thì mưa và tối như mực. Tôi chẳng biết phải kêu xin thánh nào giúp đỡ nữa, tôi chỉ biết là lên cầu cứu. Sau vài phút từ trong ngôi nhà hẻo lánh gần đó có tiếng người đáp. Có một thầy tư giáo, anh của thầy ấy và hai người đàn ông khác, với những ngọn đuốc để thắp sáng, họ tiến lại giúp tôi. Họ giúp tôi gỡ đổ khỏi con lừa và kéo nó ra khỏi hố bùn, rồi họ tiếp đón tôi trong nhà của họ. Tôi nửa sống nửa chết, dính bùn từ đầu tới chân. Họ rửa cho tôi, dọn cho tôi một bữa tối ngon miệng, rồi cho tôi đi ngủ trên một cái giường êm ấm. Sáng hôm sau, trước khi ra đi, nghĩ rằng đó là bổn phận của tôi, tôi muốn trả tiền vì đã làm phiền họ. Thầy tư giáo nhã nhặn từ chối nói rằng: “Ngày mai rồi có khi chúng tôi cần đến ông”.

e*

Ông nhận ra dôi mắt tồi dỏ

Nghe những lời này cha xúc động. Người đàn ông tốt bụng kia nhìn thấy đôi mắt cha đỏ liền hỏi:

  •  Cha đau lắm hả?
  •  Ồ không, câu chuyện ông kể thật là cảm động.
  •  Thật đúng là một gia đình tốt, cái gia đình mà tôi gặp được buổi tối hôm đó. Nếu mà tôi có thể làm được gì cho gia đình ấy, chắc chắn tôi sẽ rất vui lòng.
  •  Gia đình đó tên gì?
  •  Tên họ là gia đình Bosco, tiếng vùng đó gọi là “Boschètt”. Nhưng tại sao cha*lại xúc động như thế? Cha quen biết họ hả? Ông thầy tư giáo đó khỏe chứ?

 Thầy tư giáo đó, thưa ông bạn yêu qúi, chính là vị linh mục mà ông đã tiếp đón trong nhà ông đây. Ông đẽ trả công cho tôi gấp ngàn lần điều mà tôi đã làm cho ông đêm ấy. ông đã đưa tôi vào nhà ông khi tôi bất tỉnh, rồi cho tôi nằm trên giường của ông Chúa Quan phòng đã muốn cho chúng ta thấy bằng mắt rằng ai làm điều tốt, sẽ gặp được điều tốt.

Thật khó mà tưởng tượng ra nỗi kinh ngạc vui mừng mà người tín hữu tốt lành kia cũng như cha có lúc đó. Thiên Chúa ngay trong cảnh bất hạnh, đã cho cha gặp lại được người bạn quí này. Biết được câu chuyện, vợ ông, chị ông đang sống với ông các thân nhân và bạn bè ông rất sung sướng đến chào ông thầy tư giáo xưa kia mà nhiều lần họ đã nghe kể. Họ đối đãi với cha thật lịch thiệp.

Bác sĩ sau đó mới tới, và may mán ông thấy cha không bị gãy xương. Sau một khoảng thởi gian chữa trị chỗ đau, cha đã có thể lên ngựa và trở về nhà. Ông Giovanni Brina muốn cùng đi với tôi. Từ ngày ấy chúng tôi luôn giữ mối tương giao bạn bè thân thiết.

Sau lần tai nạn đó, cha quyết tâm vững chắc: các bài diễn từ của mình, từ nay trở đi, cha sẽ sửa soạn chúng vì vinh danh Chúa, chứ không phải để mình được khen.

11. Học làm linh mục

Ba món tiền lương bị từ chốt

Vào cuối kỳ hè năm đó có ba chức vụ được đề nghị cho cha.

Một gia đình qúi phái ở Genova xin cha làm thầy dạy tư. Thù lao sẽ là một ngàn lia một năm.

Những người cùng quê với cha Morialdo, vì mong muốn cha lại với họ, nên họ xin cha chấp nhận làm cha quản nhiệm. Họ bảo đảm cho cha sẽ có số lương gấp đôi thông thường.

  • Cũng có đề nghị khác cho cha làm cha phó tại Castelnuovo.

Trước khi quyết định, cha đi Torino bàn hỏi vài cha Cafasso. Người mà từ nhiều năm đã trở thành vị cố vấn cùa cha tròng các quyết đinh vặt chất cùng như tinh thần. Vị linh mục thánh thiện này lắng nghe tất cả: đông lương cao được cung cấp, sự nài ép của thân nhân và bạn bè, ý định cương quyết cùa cha muốn làm việc. Sau cùng, không chút do dự, ngài bảo:

– Đừng chấp nhận gì cả. Hãy tới đây ở Học viện Giáo sĩ này. Cha cần phải hoàn tất việc huấn luyện về luân lý (môn học dạy sống cuộc sống Kitô hữu) và giảng dạy.

Cha mau mắn nghe lời khuyên của ngài, và ngày 3 tháng Mười Một, cha vào trong Học viện.4

Cba Guala, vị giáo sư tài ba

Trong Học viện Giáo sĩ, người ta học để làm linh mục. Thực vậy, trong các chùng viện, người ta đặt tầm quan trọng vào việc học hỏi các chân lý đức tin và đảo sâu chúng. Vấn đề luân lý chỉ giới hạn vào việc giải quyết những vấn đề khó khăn và nghi vấn. Học viện này bổ túc cho việc học ở chủng viện.

Thời gian được dành cho việc suy niệm, đọc sách thiêng liêng, hai môn học mỗi ngày (về luân lý), các giờ học về giảng thuyết, các thời khắc hồi tâm và suy tư. Có thời giờ và tiện nghi để học và đọc các tác giả tốt.

Đứng đầu Học viện giáo sĩ có hai vị nổi tiếng khôn ngoan và thánh thiện: nhà thần học Guala và cha Giuse Cafasso.

Cha Guala là người sáng lặp học viện. Trong thời gian quân Pháp chiếm đóng Piemonte (1797-1814) ngài là người tỏ lộ một đức ái không vơi cạn. Con người vô vị lợi, đầy hiểu biết, khôn

[1] Học viện Giáo sĩ là mộl tu viện cũ bên cạnh nhà thờ thánh Phanxicô Assisi. Tron° ngôi nhà nhà này, cha Lui Guala, có cha Cafasso giúp đỡ, đã sửa soạn cho 45 linh mục trẻ trở thành các linh mục cùa thời đại và của xã hội họ đang sống. Việc đào tạo này kéo dài hai năm. Đối với Don Bosco, là trường hợp đặc biệt, kéo dài ba năm.

 ngoan can đảm đó, đã sáng lập nên Học viện để sau việc học tập tai chủng viện, các linh mục trẻ có thể học làm linh mục. Công cuộc này đã đem lại biết bao lợi ích cho Giáo hội: đặc biệt đã giúp bài trừ ảnh hưởng Giansenist5 vốn đã ăn rễ trong Giáo hội Piemonte.

*

Một trong những vấn đề gây xáo động nhiều trong khoa luân lý đó là cái gọi là “thuyết cái nhiên (probabilismo) và thuyết cái nhiều hơn (probabiliorismo).6 Đứng đầu nhóm người chủ trương cái nhiên hơn có một số tác giả khắt khe, trong đó phải kể đến Alasia và Antoine. Cách xử khắt khe cùa họ có thể dẫn tới thái độ Giansenist. Các người chủ trương cái nhiên đi theo giáo huấn về luân lý cùa thánh Alfonso. Ngày nay Giáo hội đã công bố vị thánh này là “Tiến sĩ Hội thánh”, và tư tưởng của ngài có thể được gọi là “tư tưởng của Đức thánh Cha”, bởi vì Đức thánh Cha đã tuyên bố rằng người ta có thể dạy, giảng, thực hành và theo các tác phẩm của ngài mà không sợ nguy hiểm nào.

Nhà thần học Guala đứng vững vàng bên trên mọi tranh luận. Ngài đặt đức ái của Thiên Chúa ở trung tâm mọi vấn đề, và như thế không nhượng bộ cho chủ trương khắt khe cũng như chủ trương khoan nhượng. Nhờ vào hoạt động của ngài, thánh Alfonso trở thành bậc thầy của các trường thần học tại Piemonte, và đạt được những thành qủa tốt đẹp.

Cha Cafasso, vị hướng dẫn thiêng liêng

Cánh tay phải của nhà thần học Guala là cha Cafasso. Dùng tới sự thận trọng và tinh tế, ngài là người có khả năng tháo gờ

5 Thuyết Giansenism là một lạc giáo áp đặt trên các kitô hữu một đời sống nghiêm khắc nhiệm nhặt, đòi hỏi phải có sự sửa soạn dài và khắc khổ để nhận lãnh Thánh thể, và tỏ một sự thù nghịch với Đức thánh Cha.

6 Có vẻ như trò chơi chữ, nhưng chúng có những hệ lụy quan trọng trên đời sống hằng ngày của người Kitô hữu. Phái Cái nhiên hơn đòi hỏi một cuộc sống còn khắt khe và nhiệm nhật hơn nữa. giống như lối sống mà những người Giansenist đòi hỏi. Chù trương Cái nhiên có những đòi hỏi nhẹ nhàng hơn, nhưng bị nhóm Cái nhiên hơn tố cáo là “khoan nhượng” hay “phóng túng” (permissivismo o lassismo).

tảng băng cuối cùng con lại giữa những người chủ trương cải nhiên và cái nhiên hơn, với một sự bình thản không lay chuyển với đức ái tế nhị.

Một người khác rất quí giá đối với Học viện, là nhà thần học Felice Golzio. Cuộc sống giản dị của ngài khiến ít người biết tới ngài, nhưng sự làm việc không mệt mỏi, sự khiêm nhường sáu thẳm và trí tuệ trong sáng của ngài lại là sự trợ giúp đắc lực cho cha Guala và cha Cafasso.

Ba vị linh mục vĩ đại của thành phố Torino này làm việc đầy nhiệt tình trong các nhà tù và trong các bệnh viện, trên toà giảng và trong các nhà chăm sóc bệnh nhân. Hoa trái của đức ái của họ làm ích cho thành phố và xứ sở, họ vào trong dinh thự của nhữnc người giàu có cũng như nhà của những người nghèo.

Chính Chúa Quan phòng đã ban cho cha ba mẫu gương này. Tất cả chì còn tùy thuộc ở việc cha biết bắt chước các vị hay không.

Các thanh thiếu niên đàng sau song sắt

Cho tới bây giờ đã sáu năm cha Cafasso là linh hướng của cha. Nếu trong cuộc sống cha đã làm gì đó tốt lành thì đều do cha mắc nợ ngài. Cha xin ngài lời khuyên trong mọi điều phải chọn, mọi kế hoạch, mọi định hướng công tác linh mục.

Ngài bất đầu dẫn cha di thảm các trại tù. Trong các nhà tù. cha học cách nhận ra sự xấu xa và sự khốn cùng của con người lớn lao thế nào. Nhìn thấy đông đảo thanh thiếu niên từ 12 đến 16 tuổi bình thường, khoẻ mạnh, thông minh, ở không, bị chấy rận tấn công, không bánh ăn, không một lời nói tốt lành, khiến che kinh hãi.

Đám trẻ vô phúc ấy là một vết nhơ cho quê hương, là tủi hổ cho các gia đình. Chúng bị hạ thấp đến mất cả phẩm giá. Điểu làm cha bị đánh động đó là nhiều đứa, khi được tự do, đã muốn sống hoàn toàn khác, muốn sống tốt hơn. Nhưng chẳng mấy chốc sau đó lại đi vào đàng sau song sắt.

Cha tìm xem đâu là nguyên nhân và đi tới kết luận là nhiều đứa bj bắt vào tù lần nữa bởi vì chúng bị bỏ rơi một mình. Cha nghĩ: “Các thanh thiếu niên này phải có một người bạn ở bên ngoài chăm sóc cho chúng, giúp đỡ chúng, dạy bảo chúng, dẫn chúng tới nhà thờ trong các ngày lễ. Như thế có lẽ chúng sẽ không còn quay lại hủy hoại chính mình nữa, hoặc ít ra chỉ rất ít trở lại nhà tù”. Cha bộc lộ suy nghĩ này cho cha Cafasso, và với sự giúp đỡ của ngài, cha tìm cách thực hiện. Cha rất tin tưởng vào Chúa vì biết rằng không có ngài trợ giúp mọi nỗ lực của chúng ta cũng đều vô ích.

\

12. “Con mười sáu tuổi mà con chẳng biết gì cả”

Một thiếu niên vắt chân lên cổ mà chạy

Một nhóm thanh thiếu niên đã trở thành bạn của cha ngay từ những ngày đầu tiên khi cha vào sống trong Học viện. Chúng vây quanh lấy cha mỗi khi cha phải đi ra ngoài, theo các con đường phố và công trường. Chúng theo cha cả vào trong phòng thánh của nhà thờ của Học viện. Nhưng cha chẳng có chỗ nào để tụ tập chúng và cha chưa có một chút gì ổn định trong dự định giúp chúng.

Có một chuyện xảy ra rất lạ đã khiến cha thực hiện được dự định ấy. Từ biến cố ấy phát sinh hoạt động của cha để mưu ích cho các thanh thiếu niên lang thang trong thành phố, đặc biệt những em ra khỏi tù.

Ngày lễ Mẹ Vô Nhiễm (8.12.1841), cha đang mặc máo để chuẩn bị làm lễ. Ông từ nhà thờ, Giuseppe Comotti, nhìn thấy một đứa nhỏ đứng ở góc phòng, ông bảo nó giúp lễ.

– Cháu không biết giúp lễ – đứa bé thẹn thùng đáp.

       Lại đây, nào, giúp lễ đi – ông nài ép nó.

Nhưng cháu không biết giúp, cháu chưa bao giờ giúp  lễ cả.

 Đồ to xác! – Ông nổi nóng — nếu không biết  giúp   lễ,thì mày đến phòng thánh làm gì chứ hả?  

– Vẫn trong cơn nóng giận, ông nắm lấy cây thắp đèn cầy và đập trên lưng và đấu đứa bé khốn khổ khiến nó vắt chân lên cổ mà chạy. Lúc đó cha la lên:

  •  Ông làm gì thế? Tại sao ông lại đánh đứa bé ấy? Nó đã làm gì xấu?
  •  Nó tới phòng thánh thế mà không biết giúp lễ!
  •  Và vì lý do đó mà phải đánh nó sao?
  •  Nhưng điều đó có liên can gì tới cha?
  •  Liên can rất nhiều, vì nó là bạn tôi. ông hãy đi gọi nó lại lập tức. Tôi cần phải nói chuyện với nó.

“Mẹ con chết rồi

Ổng từ rượt theo thằng bé la lên: “Ê, thằng kia”. Ông đuổi kịp nó, bảo nó bình tĩnh và đem nó trở lại với cha. Sợ hãi và bối rối nó đứng nhìn cha. Cha hỏi nói cách âu yếm:

  •  Con đã đi lễ chưa?
  •  Dạ chưa.
  •  Vậy thì con dự lễ nhé. Sau đó cha phải nói với con một việc mà chắc chắn con sẽ vui thích.

Đứa nhỏ hứa với cha. Cha muốn làm cho đứa bé khốn khổ ấy quên đi những cú đánh và xóa đi ấn tượng xấu mà em có đối với các linh mục trong ngôi nhà thờ này. Cha cử hành thánh lễ, đọc kinh cám ơn, rồi dẫn em vào một gian nhà nguyện. Với vẻ mặt vui tươi cha bảo đảm với em rằng sẽ không ai đánh em nữa, cha nói:

  •  Bạn của cha, tên con là gì?
  •  Bartolomeo Garelli.
  •  Quê con ở đâu?
  •  Vùng Asti.
  • Ba con còn sống chứ?
  •  Không, ba con chết rồi.
  •  Còn mẹ con?
  •  Mẹ con cũng chết rồi.
  •  Con bao nhiêu tuổi? –
  •  Mười sáu.
  •  Con biết đọc biết viết không?
  •  Con không biết gì cả.
  •  Con đã rước lễlần đầu chưa?
  •  Chưa.
  •  Con xưng tội lần đầu rồi chứ?
  •  Rồi, nhưng lúc còn nhò.
  •  Và con có đi học giáo lý chứ?
  •  Con không dám đi.
  •  Tại sao thế?
  •  Vì đám trẻ nhỏ biết trả lởi các câu hỏi, còn con, con lớn thếnày mà chẳng biết gì. Con xấu hổ.
  •  Nếu cha dạy giáo lý riêng cho con, con sẽ tới học chứ?
  •  Con rất thích.
  •  Cũng ở chỗ này chứ?
  •  Miễn là họ đừng lấy gậy đánh con.
  •  Con cứ bình tĩnh, chẳng có ai xử tệ với con nữa đâu. Tráilại, từ nay trở đi, con là bạn của cha, và họ sẽ kính trọng con. Con muốn khi nào chúng ta bắt đầu học giáo lý?
  •  Khi nào cha muốn.
  •  Chiều nay được không?
  •  Được thưa cha.
  •  Và nếu ngay bây giờ?
  •  Con rất thích.7

[1] Don Bosco kể lại cả chục lần mẫu đối thoại này cho các thanh thiếu niên và các Salêdiêng cùa ngài. Và sau ngài thêm hai câu sau trở thành nổi tiếng: “Con biết hát

Tất cả đều sinh ra từ một bài giáo lý

Cha đứng lên và bắt đầu làm dấu thánh giá. Cha nhận thấy Bartolomeo không làm dấu thánh giá. Trong buổi học giáo lý đầutiên đó, cha dạy em nhỏ làm dấu Thánh giá, cha nói với em về Thiên Chúa tạo hoá và lý do Thiên Chúa tạo dựng chúng ta.

Em không có trí nhớ tốt, tuy nhiên, với sự chú ý và kiên trì, sau it bài học, em đã học được những gì cần thiết để xưng tội cho tốt và sau đó Rước lễ.

Cùng với Bartolomeo, sau đó có các em khác. Trong mùa đông năm ấy, cha đã tụ tập một số em lớn khác cần học giáo lý phù hợp với lứa tuổi. Cha suy nghĩ nhiều, nhất là về những em ra khỏi tù. Cha nghiệm thấy rằng các người trẻ sau khi có lại sự tự do, nếu có được người bạn tốt lo lắng cho chúng, ở bên cạnh chúng trong những ngày lễ, kiếm cho chúng một việc làm từ những ông chủ lương thiện, trong tuần đi thăm chúng, chúng squên đi qúa khứ và bắt đầu sống tốt. Chúng trở thành công dân lương thiện và Kitô hữu tốt.

Đây là khởi đầu của Nguyện xá chúng ta, Mguyện xá đã được Thiên Chúa chúc phúc và đã lớn lên hơn những gì cha tưởngtượng được.

13. Nguyện xá tiên khởi

Sau bài giáo lý, kể một câu chuyện bay

Trong mùa đông đầu tiên đó, cha tìm cách củng cố Nguyện xá nhỏ bé này. Mục đích của cha chỉ là thu thập những em gặp nguy hiểm nhất mà thôi, nhất là những em ra khỏi tù.

chứ?” và “Con biết huýt gió chứ?”. Bartolomeo sẽ trà lời “không’ cho câu thứ nhất, và nụ cười cho câu thứ hai. Cha Leymoyne, khi viết cuốn thứ II Memorie Biograíiche, ghi lại hai câu này ỏ trang 73. Những câu này không có trang bản viết tay của Don Bosco, cũng như bất cứ ai khi đọc trang 87 cũng có thể nhận ra dấu vết của Don Bosco.

Tuy nhiên để cho Nguyện xá có đượcmột căn bản trật tự và tốt đẹp, cha mời cả những em khác có giáo dục và có đức tính tốt tới Nguyện xá. Những em này giúp cha một tay để giữ một chút trật tự, giúp đọc và hát thánh ca. Thật vậy, cha nhận ra ngay từ đầu rằng, không có ca hát và không có những sách đọc giải trí, các cuộc họp mặt ngày lễ của chúng sẽ chỉ là một cái xác không hồn.

Ngày 2 tháng Hai 1842, lễ Đức Mẹ thanh tẩy (bấy giô là lễ buộc), với khoảng hai mươi thanh thiếu niên, cha và chúng đã hát lần đầu tiên trong nhà thờ bài Lodate Maria và bài o lingue fedeli.

Vào lễ Truyền Tin 25 tháng Ba, con số đã lên tới ba mươi. Ngày hôm đó cha tổ chức lễ. Buổi sáng các thanh thiếu niên xưng tội và sau đó rước lễ. Buổi chiều chúng hát một bài thánh ca và sau giờ giáo lý, cha kể một câu chuyện. Gian nhà nguyện để tụ họp lúc bấy giờ bắt đầu trở nên quá chật, bởi thế cha cho di chuyển sang gian nguyện bên cạnh phòng thánh.

Giuseppe Buzzettị cậu thiếu niên trung thành nhất

Cha cố phác họa lại cuộc sống của ngôi Nguyện xá đầu tiên ấy. Buổi sáng các ngày lễ nghỉ, mỗi người được tạo điều kiện thuận lợi để đến với bí tích Giải tội và Rước lễ. Tất cả đều lo chu toàn bổn phận Kitô hữu này mỗi tháng một lần. Buổi chiều vào giờ đã định, có hát thánh ca, tiếp theo là giáo lý, sau đó có kể chuyện. Rồi cha phân phát cái gì đó cho tất cả các em, hoặc có khi rút thăm.

Trong số các người trẻ tham dự Nguyện xá đầu tiên này, cha nhớ Giuseppe Buzzetti, nguời trung thành nhất trong mọi cuộc họp mặt. Cậu bé này quyến luyến Don Bosco và Nguyện xá, đến nỗi để không bao giờ vắng mặt, đã bỏ luôn cả việc về thăm gia đình hằng năm tại Caronno Ghiringhello (bảy giờ là Caronno Varesino), cuộc về thăm mà tất cả các anh em và bạn bè đều chờ mong cậu. Cha nhớ các anh em của cậu: Carlo, Angelo và Giosue. Cha nhớ tới Giovanni Gariboldi và người em. Lúc bấy giờ họ là những thanh niên thật giản dị, giờ đây đâ là nhửng nhà thầu xây dựng.

Đa số các thanhthiếu niên là thợđẽo đá, thợxây, trang trí

nhá cửa, lát gạch đến từ những vùng quê xa xôi.Chúng không

biết tới những giáo xứ ở Torino, không biết ai là những người bạn trong nghe mà chúng có thể tín nhiệm. Chúng gặp cả ngàn nỗi nguy hiểm về luân lý, đặc biệt trong những ngày lễ nghỉ.

Cha Guala và cha Cafasso sung sướng vì hoạt động của cha. Các ngài sẵn lòng cho cha các mẫu ảnh, những trang giấy, những cuốn sách nhỏ, những mẫu ảnh tượng, các thánh giá nhỏ để làm quà tặng. Khi cần thiết, các ngài còn cho cha cả những gì cần thiết để mua quần áo. Đối với một số em đang tìm việc, các ngài còn cung cấp đồ ăn trong nhiều tuần lễ.

Lễ của các chàng thợ xâỵ nhỏ

Khi các thanh thiếu niên bắt đầu tăng số lên đông đảo, cha Guala và cha Cafasso cho phép cha mang đạo quân nhỏ của mình ra chơi trong sân của Học viện. Sân chơi thì nhỏ, thế mà con số thì tăng lên mau chóng tới vài trăm. Trong vài mét vuông đó, cũng chỉ có thể chứa được tối đa tám mươi người.

Trong những giờ mà các thanh thiếu niên xưng tội, cha Guala và cha Cafasso tới giúp, các ngài kể chuyện và các mẫu gương cho chúng.

Ngày lễ thánh Anna, bổn mạng của các thợ xây, cha Guala muốn các em tổ chức buổi lễ vui vẻ. Sau thánh lễ buổi sáng, ngài mời tất cả ăn điểm tâm trong Học viện. Cản phòng lớn để huấn đức đã tiếp một trăm em. Mọi người đều được phục vụ cafè, sữa, sôcôla, bánh mì, bánh ngọt, bánh nướng. Các thanh thiếu niên khoái khẩu, chúng phấn khởi đón nhận. Sự phấn khích lên cao và buổi lễ được truyền miệng. Nếu mà căn phòng đó rộng hơn, bao nhiêu thanh thiếu niên đã có thể tới nữa!

“vẫn tiếp xúc với các thanh thiếu niên trong tù”

Cha trải qua trọn ngày lễ ở giữa đám trẻ.

Trong tuần, cha đi thăm chúng tại nơi làm việc, trong các khu xưởng, các nhà máy. Những cuộc gặp gỡ này đem lại cho thanh thiếu niên của cha niềm vui, vì chúng nhìn thấy có một người bạn quan tâm đến chúng. Cả các ông chủ là những người mà đám trẻ lệ thuộc trong suốt tuần và trong những ngày lễ, cũng cảm thấy vui.

Mỗi ngày thứ bảy, cha trở lại các nhà tù với cái giỏ đầy các thứ, bánh mì, thuốc lá. Mục đích của cha là giữ mối tiếp xúc với các thanh thiếu niên bất hạnh phải ở trong đó, để giúp đỡ chúng, để làm bạn với chúng, để mời chúng tới Nguyện xá khi nào chúng ra khỏi cái nơi buồn thảm ấy.

14. Ý Chúa chỉ cho thấy Valdocco

Bốn mươi thanh thiếu niên chung quanh một toà giải tội

Trong khi khởi sự Nguyện xá, cha cũng bát đầu giảng trong các nhà thờ ở Torino, trong nhà thương Bác Ái, tại mái nhà Nhân Đức (cơ sở tiếp nhận tá túc khoảng một trăm thiếu niên nghèo), trong các nhà tù, tại Trường thánh Francesco da Paola. Cha chăm lo giảng tuần tam nhật, cửu nhật vả các tuần tĩnh tâm.

Sau hai năm ở Học viện, cha đả có thể thi để được giải tội. Từ ngày đó, cha có thể đón tiếp các thanh thiếu niên muốn hoà giải với Thiên Chúa và ban cho chúng ơn tha thứ. Trong các nhà tù, trong Nguyện xá và bất cứ nơi đâu có thể, cha đều giúp các người trẻ một cách hữu hiệu để họ sống tốt và sống như con cái Thiên Chúa.

Niềm vui của cha đó là trong tuần, và nhất là trong các ngày lễ, nhìn thấy toà giải tội của mình bao quanh bởi bốn, năm chục người trẻ đợi phiên xưng tội để được làm hòa với Thiên Chúa.

Những gì cha kể trong những trang vừa qua đó là bước đi cùa Nguyện xá trong hầu như ba năm, từ tháng mười hai năm 1841 tới tháng mười năm 1844.

Trong lúc đó có những biến cố, những thay đổi và cả những đau khổ xuất hiện phía chân trời. Chúa quan phòng dẫn dắt chúng ta.

uMột đám đông thanh thiếu niên xin tôi cứu giúp”

Sau ba năm chuẩn bị, đã tới lúc phải chọn một công việc của linh mục trong đởi sống giáo hội Torino.

Cha Giuse Comollo, người chú cao tuổi và đang xuống sức của Lui, làm cha xứ ở Cinzano, xin Đức Tổng Giám Mục gởi cha tới phụ giúp làm quản lý trong giáo xứ ngài. Do tuổi tác và sức khỏe yếu kém ngài không thể điều hành một mình. Đức Tổng Giám Mục đã nghe lời ngài. Chính cha Guala đã đọc cho cha lá thư đó. Cha cám ơn Đức tổng giám mục Fransoni, nhưng từ chối lời mời. Chính cha Guala cùng với cha Cafasso, đã chuẩn bị cho cha một cánh đồng tông đồ khác.

Một ngày nọ, cha Cafasso gọi cha vào văn phòng của ngài và

bảo:

  •  Khóa học của con đã kết thúc. Giờ đây phải đi làm việc. Tuy nhiên có nhiều công việc đang chờ trong cánh đồng của Chúa. Con thấy việc nào đối với con có tầm quan trọng đặc biệt?
  •  Thưa cha, việc cha sẽ chỉ cho con.
  •  Hiện giờ có ba việc: làm cha phó ở xứ Buttigliera d’Asti, làm giáo sư dạy luân lý ở học viện này, và làm giám đốc cho nhà thương nhỏ đang được xây dựng bên cạnh nhà Nương Náu.Con chọn cái nào?

[1] Bà bá tưđc Giulia Francesca Barolo đã xây dựng ưong khu vực Valdocco, bên cạnh Ngôi nhà nhỏ cùa Cottolengo, một số công cuộc bác ái. Công cuộc, đầu tiên là nhà Nương Náu, một cơ sở tiếp đón các phụ nữ đứng đường muốn làm lại cuộc đời. Công cuộc thứ hai là nhà Maddalenine, dành cho các thiếu nữ gặp nguy hiểm, nhưng

                                   Trang 100

Ngay từ lần đầu tiên khi biết đến cha Borel, cha đã nhận thấy nơi ngài một linh mục thánh thiệm, một mẫu gương đáng thán phục và bắt chước. Tất cả những lần ở gần ngài, cha đều đã nhận được những bài học bổ ích cho đòi sống linh mục. ngài cho những lời khuyên tốt, đồng thời ngài biết gợi lên lòng nhiệt thành để làm việc cho Thiên Chúa.

Trong ba năm cha trải qua tại Học viện, nhiều lần ngài mời cha giảng và giải tội ở nhà Nương Náu, nơi mà ngài thi hành chức vụ linh mục cách xuất chúng. Vì thế, tại cánh đồng làm việc tương lai của minh, cha không chỉ quen biết ngài, nhưng còn thân thiết với ngài.

Cha bàn hỏi với ngài nhiều lần để thăng tiến công việc của cha trong các nhà tù (nơi mà ngài cũng làm việc tông đồ) và để ấn định những qui tác cốt yếu để làm việc cho có hiệu quả giữa các thanh thiếu niên. Vấn đề giới trẻ bị bỏ rơi và sống trong nguy cơ bị hư mất làm các linh mục Torino quan tâm rất nhiều.

Bây giờ, trong tình cảnh mới của mình, tôi phải hành xử thế nào đây? Tôi phải tụ tập các thanh thiếu niên của tôi ở đâu?

Cha Borel bảo: – Cán phòng dành cho con, cũng có thể dùng một số thời gian để đám trẻ từ nhà thà thánh Phanxicô Assisi đến tụ họp. Rồi khi nào chúng ta có thể sáp xếp cân nhà mà người ta đang chuẩn bị cho các linh mục, bên cạnh Nhà trẻ mồ côi, chúng ta sẽ tìm một giải pháp tốt hơn.

15. Một giâc mơ quay trở lại

‘Tôi đi ngủ với một trái tim thổn thức”

Ngày 12 tháng Mười 1844 là ngày thứ bảy. Ngày hôm sau, cha phải thông báo cho các thanh thiếu niên rằng Nguyện xá của sẽ chuyển sang vùng phụ cận Valdocco. Nhưng cha không biết sẽ tụ tập chúng nơi nào, sẽ tiếp đón chúng ra sao, ai sẽ theo cha, ai sẽ không. Sự bất ổn đó làm cha lo lắng. Buổi tối, cha đi ngủ với một trái tim thổn thức.

Đêm ấy, cha có một giấc mơ mới, nhưng dường như tiếp nối giác mơ tại Becchi khi cha lên chín tuổi.

Trong giấc mơ, cha thấy mình ở giữa một đám chó sói, dê chiên, cừu, chó, chim. Tất cả củng tạo nên một tiếng động, hay nói đúng hơn đó là tiếng la rống kinh khủng đến độ làm khiếp đảm cả những người can đảm nhất. Cha muốn trốn chạy, nhưng một bà mặc đồ mục tử mời cha cùng đồng hành với đám súc vật lạ đởi ấy, đang khi bà đi phía trước. Tất cả đi dạo quanh qua nhiềunơi, và dừng lại ba lần. Mỗi lần dừng, đều có nhiều con thú vật biến thành những con chiên, như thế số những con vật hiền lành ngày càng tăng thêm nhiều. Sau nhiều quãng đường, cha tìm đượcmột đồng cỏ, nơi đây các con vật nhảy lên vui sướng và cùng

nhau ăn cỏ, chẳng chút để ý làm hại nhau.

“Những con chiên nhỏ biến thành những mục tử tí hon”

Lúc đó cha rất mệt mỏi và muốn ngồi nghỉ bên vệ đường, nhưng bà đó mời cha tiếp tục bước đi.

Đi qua một quãng ngắn cuối cùng, thì này đây một cái sân rộng mênh mông. Có một cổng vòm lớn, phía bên kia có một nhà thờ. Số các con thú trở thành chiên rất nhiều. Nhiều mục tử tới để bảo vệ chúng. Nhưng họ sớm ra đi, chẳng ở lại được mấy người. Thế rồi xảy ra một điều kỳ diệu: nhiều con chiên nhỏ biến thành những mục tử tí hon, đang khi lớn lên thi cũng chăm sóc đoàn chiên. Họ chia thành nhiều nhóm khác nhau, đi tới nhiều nơi khác nhau, thu thập những con vật lạ khác và dẫn chúng tới những nơi an toàn.

Cha muốn bỏ đi, nhưng bà đó mời cha nhìn về phía nam. Cha thấy một cánh đồng đã gieo trồng bắp, khoai, bắp cải, củ cải đường, rau xà lách và nhiều loại rau cỏ khác. Bà bảo: “Hãy nhìn một lần nữa”. Cha nhìn lại và thấy một ngôi thánh đường cao và lộng lay. Có một ban nhạc đang chuẩn bị chơi đàn, một ca đoàn đang chuẩn bị hát, và cha được mời để bắt đầu thánh lễ. Bên trong nhà thờ có một dải băng trắng trên đó, viết hàng chữ lớn: Đây là nhà của ta. Nơi đây tỏa chiếu vinh quang ta.

“Tôi đã hiểu tất cả khi các biến cố đã xảy ra”

Trong giấc mơ, cha đã hỏi bà rằng cha đang ở đâu, bước đi và những chặng dừng, ngôi nhà ở, nhà thờ thứ nhất và thứ hai có nghĩa gì. Bà trả lởi:

  •  Con sẽ hiểu tất cả khi con nhìn thấy bằng mắt của thân xác những điều mà hôm nay con thấy bằng mắt của tâm trí. Nhưng lúc đó cha tin là mình đang tỉnh, nên nói:
  •  Bây giờ con đang nhìn bằng con mất của thân xác mà, con nhìn thấy rõ. Con biết con đang đi đâu và đang làm gì.

Khi đó tiếng chuông nguyện Ave Maria đổ từ tháp chuông nhà thờ thánh Phanxicô làm cha thức giấc.

Giấc mơ đó kéo dài gần hết đêm. Cha thấy rất nhiều điểm chi tiết mà ở đây cha không biết diễn tả thế nào. Cha không tin dám vào những điều đã thấy, và còn hiểu ít hơn nữa ý nghĩa của nó. Nhưng từ từ cha đã hiểu rằng tất cả các biến cố đã xác minh nó. Hơn thế nữa, giấc mơ này cùng với một giấc mơ khác, sau này đã giúp cha phác họa chương trinh thực hiện

Trong nhà bà bá tước

Đi xuống Valdocco

Ngày 13 tháng Mười, lễ kính Mẹ Thiên Chúa, cha nói cho các thanh thiếu niên việc chuyển Nguyện xá tới nhà Nương Náu cùa bà bá tước Barolo. Cha nhận thấy một sự xáo trộn nào đó. Thế nên, cha loan báo rằng có một khu vực rộng sân chờ dành cho chủng để ca hát, để chạy nhảy. Ai nấy đều phấn khởi và chờ đợi ngày Chúa nhật, nóng lòng nhìn thấy chỗ mới.

Ngày Chúa nhật thứ ba của tháng Mười, lễ Đức Maria vẹn sạch. Ngay sau trưa, một nhóm thanh thiếu niên náo động đi xuống Valdocco, tìm Nguyện xá mới. Đứa lớn, đứa nhỏ, các thợ tập nghề cơ khí và các thợ xây. Mọi góc đều vang lên:

  •  Nguyện xá ở đâu? Don Bosco ở đâu?

Chẳng có ai biết gì. ở vùng đó chưa ai từng nghe Don Bosco và Nguyện xá là gì. Đám thanh thiếu niên, nghĩ rằng mình bị người ta đùa, càng la to hơn. Người dân, nghĩ rằng đây là trò chơi của đám trẻ, nên họ chuyển sang đe dọa và ra tay. Sự việc biến thành tệ hại. May mắn thay, nghe tiếng ồn ào, cha cùng cha Borel ra khỏi nhà. Thấy hai cha, chúng ùa tới, hỏi.Nguyện xá ở chỗ nào.

Cha phải trả lởi rằng Nguyện xá thật ra chưa được hoàn thành, nên giờ đây chúng có thể đi lên phòng của cha. Phòng khá rộng và có thể phục vụ chúng. Chúa nhật hôm đó, công việc diễn tiến khá trôi chảy.

“Không thể tiếp tục như thế ’

Tuy nhiên, ngày Chúa nhột sau đó, cùng với đám thanh thiếu niên đến từ trong thành phố còn có cả đám trẻ của những ngôi nhà gần đó. Cha không biết cho chúng ở đâu nữa. Phòng ở, hành lang, cầu thang, đâu đâu cũng thấy thanh thiếu niên chiếm cứ.

Ngày 1 tháng Mười Một, lễ Các Thánh, để giải tội cho chúng, có hai người, cha Borel và cha, nhưng những em muốn xưng tội lúc đó khoảng hai trăm. Làm thế nào đây? Làm sao ổn định các em? Một người muốn nhóm lửa, người kia lại muốn tắt. Một đứa muốn xếp củi cho gọn, đứa kia lại đổ nước lên trên. Chậu thau, banh, bình, khay, ghế, giầy, sách, tất cà chồng chất lên nhau, bởi vì chúng muốn cho có trật tự. Cha Borel tới một lúc phải thốt lên:

  •  Không thể tiếp tục như thế. cần phải tìm ra chỗ thích hợp

hơn.

Dầu sao chăng nửa, chúng đã trải qua sáu ngày lễ như thế trong phòng của cha, ở phía trên lối vô của Nhà Nương Náu.

Cuộc trò chuyện với Đức tổng giám mục 

Trong lúc đó, cha Borel và cha cũng đi trình bày tình cảnh cho Đức tổng giám mục Fransoni. Ngài hiểu tầm quan trọng sáng kiến này, nên bảo hai cha:

  •  Cha phê chuẩn những gì chúng con đang làm vì lợi ích các linh hồn và cha ban cho các con tất cả những năng quyền cần thiết. Hãy nói chuyện với bà bá tước Barolo, có thể bà sẽ cho các con một chỗ thích hợp hơn để tổ chức Nguyện xá. Tuy nhiên, nói cho cha biết: những thanh thiếu niên này, chúng không thể đi tới các giáo xứ của chúng sao?
  •  Thưa, hầu như tất cả chúng đều là người lạ. nhiều em không có một chỗ ở nhất định, và chỉ ở Torino chỉ một thời gian trong năm. Chúng ngay cả không biết mình thuộc về giáo xứ nào. Chúng nói tiếng thổ âm khó hiểu, bởi thế hiểu người khác và người khác hiểu chúng là khó. Một số cũng đã lớn rồi và cảm thấy xấu hổ phải đi học giáo lý cùng với những đứa nhỏ.

Đức Tổng Giám Mục suy nghĩ, và nói:

-Đúng là cần phải có một nơi riêng, phù hợp với chúng. Các con hãy tìm kiếm. Cha chúc lành cho các con và kế hoạch của các con. Nếu cha có thể giúp các con được gì, các con hãy trở lại nói cho cha hay. Cha sẽ làm những gì cha có thể.

Được khích lệ bởi những lời này, cha Borel và cha đi tới bà bá tước Barolo, và trình bày cho bà nghe tình cảnh. Bởi vì Nhà trẻ mồ côi sẽ không mở cho tới tháng tám năm sau, nên bà cho phép sử dụng hai phòng lớn bên trong toà nhà để làm nhà nguyện. (Trong dự định, chúng sẽ được sử dụng làm chỗ ở cho ‘các linh mục của Nhà Nương Náu).

Nguyện xá thánh Phanxicô Salê”: tại sao?

Nơi này chinh là nơi mà Chúa quon phòng đã sắp đặt cho các cha dể làm ngôi nhà tha dảu tiên cùa Nguyện xé. Dế tai dư<Jc Nguyện xá, phải đi qua cửa cúa Nhà trẻ mé côi, đi qua con đường nhỏ ngăn cách ngôi nhà Cottolengo và đi lên cầu thang cho tai tầng thứ ba.

Cả hai cha gọi Nguyện xó là “Nguyện xá thánh PhanxicôSalê” vì hai lý do:

1. Bà bá tước Barolo có ý định lập một Dòng cho các linh mục dưới sự bào ượ cùa vị thánh này, và bà đã cho vẽ hình của thánh Phanxicô Salê trên lối vào chỗ mà cha Borel và cha dùng làm Nguyện xá.

2. Tác vụ của các cha đòi hỏi sự bình tĩnh và dịu dàng. Bởi thế cả hai cha đặt mình dưới sự bảo trợ cùa thánh Phanxicô Salê, để ngài xin Chúa cho mình một sự dịu hiền phi thường và thành công trong việc tông đồ.

Ngoài ra còn có một lý do khác. Các sai lầm về tôn giáo, đặc biệt của Tin Lành đã bắt đầu và lan ra cách nguy hiểm trong xứ sở, nhất là trong thành phố Torino. Các cha đặt mình trong sự bảo trợ cùa thánh Phanxicô Salê để ngài giúp mình bắt chước ngài trong việc bảo vệ đức tin.

Ngày 8 tháng Mười Hai 1844, ngày lễ Mẹ Vô Nhiễm, tròi rất lạnh và sắp sửa đổ tuyết rất ngoạn mục. Được phép của Đức Tổng Giám Mục, hai cha làm phép ngôi nhà nguyện hằng mong ước. Cha cử hành thánh lễ, và nhiều thanh thiếu’ niên đã xưng tội và rước lễ. Trong thánh lễ, cha khóc vì niềm an ủi khi thấy hình như nguyện xá đã được hình thành. Cuối cùng thì cha có thể thu thập các người,trẻ bị bỏ rơi và sống trong nguy hiểm lao vào con đường tội lỗi. Cha có thể cống hiến cho chúng khả năng trở thành bạn của Thiên Chúa.

7. Nguyện xá phải di chuyển

Trong ngôi nhà nguyện nhò gần Nhà trẻ mồ côi thánh Filomena, Nguyện xá hoạt động rốt tốt đẹp. Trong các ngày lễ, các thanh thiếu niên tới rất đông đảo để xưng tội và rước lễ. Sau thánh lễ cha giảng một bài ngắn vẻ Phúc Âm. Buổi chiều có giờ giáo lý, hát thánh ca, một bài giảng ngắn về giáo lý Kitô giáo, kinh cầu kính Đức Mẹ, chầu phép lành.

Xen kẽ giữa những việc này có các trò chơi và thi đua làm cho các thanh thiếu niên vui tươi. Trò chơi diễn ra trên con đường chạy từ đan viện Maddalene tới đường cái.

Cứ thế trải qua bảy tháng, tất cả như ở thiên đàng Vậy mà rồi cũng phải đi tìm một nơi khác.

Bà bá tước đã đồng ý với mọi công cuộc bác ái. Nhưng ngày 10 tháng Tám 1845 sẽ khánh thành Nhà trẻ mồ côi cho các trẻ nữ, và Nguyện xá của chúng tôi phải trả lại chỗ đã mượn.Thật ra, hai gian phòng đó (nơi dùng làm nhà nguyện, lớp học vả nhà giải trí) không có gì thông với bên trong nhà trẻ mồ côi. Ngay cả các ổ khóa cũng được gắn chốt với những thanh gỗ phía trong hướng lên trên cao. Tuy nhiên, hai cha và các em phải vâng lời.

Di cư tới San Martino

Cha vội vã đến xin tại toà thị sảnh Torino, có thư giới thiệu cua Đức Tổng Giám Mục. Kết quả là các cha được chuyển Nguyện xa tới nhà thờ thánh Martino của dòng họ Molassi tức là khu vực xay bột của thành phố.           .

Thế là một ngày Chúa nhật tháng Bảy năm 1845, Tất cả kéo

Tới chiếm cứ khu vực mới dành cho mình. Mỗi người mang theo cái mình có thể, giữa những tiếng vui cười, tiếng ồn ào, náo động. Trẻ nhỏ, thanh thiếu niên với ghế dài, ghế quì, chân đèn, ghế dựa, thánh giá, các bức ảnh tượng, diễn hành hướng tới khu vực. Quả là một cuộc di cư vui vẻ. Tuy nhiên, trong lòng tất cả đều đau đớn than khóc.

Cha Borel và bài giảng về cây cải

Vào lúc khởi hành và khi tới nơi, cha Borel nói thật hay. Với sự hoạt bát sẵn có khiến ngài trở thành người rất có thiện cảm, vị linh mục xuất chúng này lên tiếng huấn đức cho mọi người:

– Các bạn trẻ rất thân mến, cây cải bắp, để lớn lên có một cái bắp thật to và đẹp, cần phải được bứng trồng ở nơi khác. Chúng ta cũng phải nói như thế về Nguyện xá của chúng ta. Nó đã bị bứng từ nơi này sang nơi khác, nhưng mỗi lần bị bứng trồng, thì lại lớn lên. Các bạn trẻ đến với Nguyện xá ngày càng nhiều và ngày càng mãn nguyện. Nhà nguyện thánh Phanxicô Assisi đã nhìn thấy Nguyện xá nảy sinh ra với một chút giáo lý và ca hát. Ở đó không thể làm gì hơn được. Nơi hẽn phòng nhỏ đầu tiên tại nhà Nương Náu, chúng ta đã một lần dừng chân, giống như người du hành bằng xe lửa. Trong những tuần lễ đó mọi người đã có thể có được sự trợ lực thiêng liêng: giải tội, giáo lý, giảng về Phúc Âm. Và trong đồng cỏ chung quanh đó chúng ta đã chơi thật vui nhộn.

Ở gần nhà trẻ mồ côi đã bắt đầu thực sự cuộc sống của Nguyện xá. Có vẻ như cuối cùng chúng ta đã tìm ra chỗ ở, chúng ta đã sống thật an vui. Nhưng sự quan phòng của Chúa đã cho chúng ta di chuyển và đã gởi chúng ta tới đây, nhà thờ thánh Martino.

Chúng ta có ở lại đây lâu không? Chúng ta không biết. Chúng ta hy vọng ở lâu. Dầu sao chăng nửa, chúng ta tin rằng sẽ xảy ra cho chúng ta như đối với cây cải bắp đượcbứng trồng: con số các bạn trẻ muốn trở thành người tốt sẽ tăng lên, ý thích ca hát và đánh đàn của chúng ta sẽ tăng lên, các lớp học ngày và đêm cho tất cả những ai muốn học sẽ tăng lên.

Chúng ta đừng nghĩ tới chuyện chúng ta sẽ ở đây bao lâu, nhiều hay ít. Thay vào đó, chúng ta hãy nghĩ rằng chúng ta ở trong tay Chúa. Ngài sẽ dự liệu cho chúng ta điều tốt. Chắc chắn Ngài chúc lành và trợ giúp chúng ta. Ngài sẽ lo cho chính ta một nơi thích hợp để làm vinh danh Ngài và làm ích cho các linh hồn.

Các ơn huệ của Chúa thì giống như một sợi xích mỗi mắt xích được nối liền với mắt xích khác. Nếu chúng ta chấp nhận những ơn huệ đầu tiên mà Chúa ban cho chúng ta, chúng ta chắc chắn rằng Ngài sẽ ban cho chúng ta những ơn khác còn lớn hơn nữa. Mếu ngày hôm nay, khi tham dự Nguyện xá, cách sống của chúng ta trở nên tốt hơn, thì Thiên Chúa sẽ giúp chúpg ta tăng trưởng trong sự thiện suốt cả đời sống chúng ta. Và sau cùng chúng ta sẽ tới quê hương mà Thiên Chúa đã chuẩn bị cho chúng ta, và Chúa Giêsu sẽ ban cho chúng ta phần thưởng mà chúng ta xứng đáng do những việc tốt lành chúng ta làm.

Con số các bạn trẻ nghe những lời này rất đông đảo. Kết

thúc, tất cả hát một bài thánh ca tạ ơn Chúa trong sự xúc động.

Những đồn đại gây lo lạ thường

Đời sống đạo đức trong Nguyện xá mới được thực hện giống như tại nhà Nương Náu. Nhưng có nhiều khó khăn. Không được phép cử hành thánh lễ, không chầu Thánh Thể. Vì thế, các thanh thiếu niên không thể rước lễ, điều vốn là yếu tố nền tảng của đời sống của Nguyện xá. Việc giải trí cũng bị quấy nhiễu rất nhiều:

Các thanh thiếu niên phải chơi trên con đường và công trường nhỏ

bé phía trước nhà thờ, trong khi xe cộ và ngựa vẫn chạy qua. Không có được điều kiện tốt hơn, nên tất cả cám ơn Trời vì đã ban chomột chúttiện lợi nhỏ bé đó, nhưng mọi người vẫn hy vọng một nơi tốt đẹp hơn. Tuy nhiên những chống đối nặng nề đã giáng trên các cha và các em.

Những người sống tại khu vực cối xay cùng với gia đình của họ bị phiền toái vì các trò chơi, các bài ca hát, và bởi những tiếng hò la của đám trẻ. Thế nên họ bắt đầu ca thán tại tòa thị sảnh. Chính họ đã loan ra dư luận gây lo âu về hai cha và các em. Họ nói, những cuộc tụ tập của Nguyện xá rất nguy hiểm. Bởi vì đám trẻ vâng theo từng hiệu lệnh của cha, nên đám đông này có thể được dùng để nổi dậy và làm cách mọng. Dủ không có chứng cớ nào, họ còn nói rằng đám trẻ làm hòng mọi sự, từ trong tới ngoài nhả thờ, chúng phá hùy thậm chí cả gạch lát nền. Họ làm như nếu các em không đi chỗ khác, th) Torino sẽ sụp đổ.

Một lá thư tố cáo nặng lời

Dư luận đã lên tới mức khiến cho viên thư ký của Khu xay bột viết một lá thư gởi ông thị trưởng Torino, kể ra và phóng đại tất cả những tố giác nhám vào cha vá các em. Lá thư xác quyết rằng Nguyện xá là một ổ vô luân. Kết thúc lá thư tuyên bố rằng bao lâu cha và các em chưa ra đi, thì cóc gla đinh ở khu xay bột không thể nào làm việc được cũng như không thể sống bình an được nữa.

Ông thị trưởng hiểu rõ rằng những lời tố giác chẳng có căn cứ. Thế nhưng ông đã ra một trát lệnh bắt tất cả phải rời bỏ nơi ấy. Thật đáng buồn, tuy nhiên cha và các em phải ra đi.

Dầu sao chăng nữa đáng lưu ý rằng viên thư ký (ở đây Don Bosco ghi lại tên của ông, nhưng ngay sau đó thêm rằng “không bao giờ được in ấn”) sau khi viết lá thư vu khống đó, không thể viết những lá thư khác được nữa. Bàn tay mặt của ông bị chứng run mạnh và ba năm sau thì ông qua đời. Con của ông, bj mọi người bỏ rơi, đã đến Nguyện xá Valdocco xin giúp đỡ, và đã được cho ăn tại đó. Chúa đã muốn thế.

Ghi chú của Don Bosco: “ông thị trưởng sai người tới xác minh, và ông thấy bức

gạch, nền nhà, những đồ vật trong nhà thờ, chẳng có gì hư hại. Cái hư hại duy

nhất chỉ là một đường vạch ngắn do một đứa trẻ gạch trên tường bằng một cái đinh nhỏ”

18.thất bại ở San Pietro in Vincoli

Cái khăn chùm đầu của bà quản gia

Ông thị trưởng (như cha đã nói) và các thẩm quyền thành phố biết rõ rằng những lời tố giác kia đều không có nền tảng. Thế nên cha lại làm đơn một lần nữa: xin cho các em được tụ họp tại sân và trong nhà thờ Cenotafio kính Thánh Giá Chúa, được dân chúng gọi là nhà thờ thánh Phêrô in Vincoli.10 Hội đồng thành phố thấy sự hậu thuẫn của Đức Tổng Giám Mục, nên đã đồng ý.

Sau hai tháng trải qua tại San Martino, giờ đây tất cả phải di cư một lần nữa.11 Nơi mới này xem chừng thích hợp hơn cho Nguyện xá. Mái vòm dài, sân chơi rộng, nhả thờ xứng hợp hơn cho các cử hành thánh, đã khiến cho các thanh thiếu niên phấn khích. Tiếng reo hò vui tươi vang lên.

Nhưng hơi mới này có một kẻ thù mạnh thế chưa biết tới, đang chờ đợi. Đó không phải là một người chết nằm trông phần mộ, nhưng là một người sống, đó là bà quản gia của cha tuyên úy. Vừa khi bả quản gia nảy nghe tiếng ca hát, tiếng hò la và (chúng ta có thể nói) tiếng náo động của đám trẻ Nguyện xá, bà phóng ra khỏi nhà, đầy giận dữ. Khăn cuốn trên đầu, tay chống nạnh bà bắt đầu thóa mạ đám trẻ đang chơi. Cùng với bà cũng có một đứa bé gái, một con chó, một con mèo và một đàn gà. Sự việc xảy ra như thể chiến tranh bùng nổ.

[1] Đó là ngôi nhà thờ dâng kính Thánh giá, bên cạnh có một nghĩa địa từ mười năm không chôn cất ai. Nghĩa địa (ngày nay vẫn còn và được gọi là “San Pictro in Vincoli” do lên của một nhà nguyện nhỏ xây cất năm 1746) có một ticn đình, một sân rộng và bao quanh có những cổng vòm cao.

[1] Don Bosco kể lại giai thoại này cách rất sống động và vui vẻ. Ngòi bút nhấn mạnh trên vài nét đặc biệt để đưa đi một hiệu qủa mang kịch tính, việc định chỗ tạm thời gây nên một chút lộn xộn: việc thất bại chuyển Nguyện xá tới San Pictro in Vincoli không phải là sau khi di cư  đi khu xay bột trong thành phố, nhưng ngay trước đó, có thể là Chúa nhật 25 tháng năm. Sự thất bại này theo sau bởi cái chết cùa cha Tcsio, đã khiến ngài phải trở lại tạm thời ở nhà Nương Náu, để sau đó vào ngày 12 tháng bảy sẽ phủi chuyển lới khu Xay bột, trong nhà thờ thánh Martino.

Cha tìm cách lại gần người đàn bà để làm bà bình tĩnh lại.

Cha nói với bà rằng những đứa trẻ này không phải người xấu,

rằng chúng chỉ vui chơi mà không gây nên tai hại nào. Bà liền quay lại và đổ trên cha những lời giận dữ.

Lá thư cuối cùng của cha Tesio

Cha hiểu ngay lúc đó tốt nhất là ngưng các trò chơi. Cha chuyển sang dạy giáo lý, rồi đi vào nhà thờ lần hạt,sau đó giải tán. Cha đã hy vọng Chúa nhật sau        đó có thể trở lại với sự bình

thản hơn. Thế nhưng hy vọng của cha đã tiêu tan thảm hại.

Buổi chiều khi vì tuyên úy trở về, bà quản gia chỉ vào đống bụi, lập đi lập lại nhiều lần rằng Don Bosco và đám trẻ là những kẻ nổi loạn, những kẻ xấu, phàm tục hóa nơi thánh. Cha tuyên úy tốt lành kia cuối cùng đã viết lá đơn, theo như bà quản gia gợi ý, gởi lên Hội đồng thành phố.

Bức thư này tác hại đến độ lập tức lệnh bắt được ban ra đối với bất cứ ai trong Nguyện Xá dám quay trở lại đó.

Thật tiếc phải nói ra, rằng đó lại là lá thư cuối cùng cùa cha tuyên úy Tesio. Ngài viết ngày thứ hai, và chỉ ít giờ sau bị chết bất thinh lình bởi chứng nhồi máu. Hai ngày sau đó đến lượt bà quản gia. Tin tức lan nhanh và tạo nên một ấn tượng mạnh, đặc biệt nơi các thanh thiếu niên. Em nào cũng muốn biết chi tiết tai họa đó. Nhưng ở nhà thờ San Pietro in Vincoli thì đã có lệnh cấm tụ tập. Rồi sẽ tụ họp ở đâu bây giờ? Các thanh thiếu niên thì không hề biết điều này, riêng cha thì không thể nói cho chúng địa điểm nào cả. Vì chính cha cũng không biết.

19. Ba căn phòng một cuộc dời chỗ trong mùa xuân

Nguyên xá trên các con đường ở Torino

Mgày Chúa nhật sau, đông đảo thanh thiếu niên đi tới nhà thờ San Pietro in Vincoli: chúng chưa được thông báo về lệnh cấm từ Hội đồng thành phố. Thấy tất cả đều đóng cửa, chúng liền đổ xó trở về Nhà trẻ mồ côi, nơi cha còn đang ở.

Phải làm gì bây giờ? Trong phòng cha lúc đó đầy những

khung ảnh, ghế, chân đèn dùng cho các phục vụ thánh, bình, gậy

cà kheo và vòng để tổ chức trò chơi. Bất cứ cha đi đâu, một đạo quân trẻ cũng đi theo. Thế nhưng cha không có lấy một mảnh đất để có thể tụ tập chúng.

Tuy nhiên, cha đã có thể dấu được sự thất vọng của mình. Cha vẫn vui vẻ với tất cả các em, cha kể cho các em nghe các điều kỳ diệu của Nguyện xá, điều mà thực ra chỉ có trong trí của cha và trong dự định của Thiên Chúa.

Để giữ cho chúng vui tươi trong các ngày lễ, cha dẫn chúng di dạo tới tận Sassi, tới viếng Đức Mẹ del Pilone, Đức Mẹ di Campagna, tới Ngọn núi của các thầy dòng Cappuccini và ngay cả tới Superga. Trong những ngôi thánh đường này, buổi sáng cha cử hành thánh lễ cho chúng, giải thích Phúc Âm cho chúng, buổi chiều cha dạy giáo lý, kể chuyện, rồi tất cả cùng hát những bài thánh ca. Thế đó, những cuộc đi dạo, đi đây đó cho tới giờ trở về nhà. Tình thế nguy kịch này dường như phải làm tiêu tan thành mây khói mọi ý tưởng về Nguyện xá, thế mà ngược lại, càng làm gia tăng cách lạ lùng con số các thanh thiếu niên.

Những lớp bọc đầu tiên ở nhà Moretta

Thế nhưng tháng Mười Một đã tới (năm 1845). Thời tiết không còn phù hợp cho những cuộc đi dạo và đi bách bộ ra ngoài thành phố. Bàn bạc với cha Borel, cha thuê ba căn phòng trong nhà của cha Moretta, gần chỗ chúng ta, hầu như đối diện với Vương cung thánh đường Mẹ Phù Hộ hiện nay. Vì cần sửa chữa, ngôi nhà này đã được làm lại.12

Tất cả trải qua bốn tháng ở đây. Các em chen chúc nhau, nhưng ít ra cũng có thể tụ tập được các thanh thiếu niên để học đạo và có cơ hội để xưng tội. Trong mùa đông năm ấy, cha đã bắt đẩu các lớp học đêm. Trong vùng này, đây là lần đầu tiên một sáng kiến như thế được thực hiện. Người ta bàn tán rất nhiều: nhiều người ủng hộ, cũng có người chống đối.

Trong thời gian này, nhiều lời đồn đại kỳ lạ lan ra. Một số cho rằng Don Bosco là một tay cách mạng, những người khác thì cho là một kẻ lạc giáo hay một kẻ điên.

các cha xứ ở Torino muốn xem thấy rõ

Có hai cha xứ đáng kính của thành phố Torino nhân danh tất cáclinh mục đến gặp cha. Họ bảo:

– Nguyện xá này làm các thanh thiếu niên xa rời giáo xứ của chúng. Cha xứ chẳng mấy chốc sẽ thấy nhà thờ cùa mình trống rỗng, không còn biết những người trẻ mà ngài phải trả lẽ trước mặt Chúa nữa. Don Bosco, xin cha hãy suy nghĩ lại. Xin ngừng tụ tập các thanh thiếu niên và hãy gởi chúng về lại các giáo xứ.

– Phần đa các thanh thiếu niên mà tôi quy tụ – cha trả lời –  chúng không thể gây nên phiền toái cho hoạt động giáo xứ, bởi vì chúng không biết cha xứ cũng không biết giáo xứ là gì.

-Tại sao lại như thế được?

– Bởi vì hầu như tất cả các em đều là người từ xa tới. Cha mẹ chúng tới thành phố nảy để tìm việc. Họ không tìm được việc làm, họ đi nơi khác và bỏ chúng lại đây. Còn nhửng em khác thì tự mình đến thành phố này để tìm việc. Các em thuộc vùng Savoi, Thụy sĩ, Valdosta, Bielli, Novara, Lombardi.

2 Bây giờ ngôi nhà này không còn nữa. Bức tường duy nhất còn lại đã bị nhập vào nhà thờ họ của giáo xứ Đức Mẹ Phù Hộ, nằm phía bên phải nếu đi về phía Vương cung Thánh đường.

  • Tại sao lại không giúp chúng vào trong các giáo xứ liên hệ?
  •  Nhưng chúng không biết gì về các giáo xứ.
  •  Vậy thì phải giúp chúng biết các giáo xứ.
  •  Không thể làm được chuyện đó. Sự khác biệt về thổ âm, sự bất ổn về nơi ở, sự không biết rõ thành phố khiến cho việc này rất khó khăn nếu không muốn nói là không thể. Ngoài ra còn phải thêm rằng nhiều em đã lớn rồi, mười tám, hai mươi rồi, thậm chí có em hai mươi lăm tuổi, mà chẳng biết gì về đạo giáo. Ai sẵn sàng đưa các em đó vào trong các lớp giáo lý bên cạnh các trẻ nhỏ chín mười tuổi?
  •  Cha không thể đưa chúng tới các giáo xứ liên hệ, rồi tới đó dạy giáo lý sao?
  •  Cùng lắm tôi chỉ có thể đến một giáo xứ, không thể trong tất cả mọi giáo xứ được. Một giải pháp đó là mỗi cha xứ đi hãy đi thu thập trẻ của mình, dẫn chúng về giáo xứ của mình. Nhưng ngay cả như thế thì khó khăn vẫn còn đó: không ít em sống vất vưởng, vô kỷ luật. Chúng chấp nhận giáo lý và đọc kinh chi khi nào chúng bị thu hút bởi việc giải trí và đi dạo. Mỗi giáo xứ phải có một nơi rõ ràng để tụ tập chúng lại bằng các trò chơi và sự hấp dẫn.
  •  Chuyện này không thể được. Chúng ta không có chỗ, và các linh mục trong các ngày lễ lại có nhiều việc phải làm.
  •  Thế thì làm thế nào?
  •  Vậy thì cha cứ tiếp tục làm việc thiện cho các ngưài trẻ này. Chúng tôi sẽ bàn bạc về chuyện này.

Mùa xuân cũng là lúc di chuyển

Các cha xứ ở Torino đã bàn cãi cách nghiêm chỉnh vấn để: phê chuẩn hay không phê chuẩn các Nguyện xá? Không phải tất cả đều cùng một ý kiến. Cha Agostino Gattino và cha Ponzati, cha sở họ thánh Agostino đã báo cho cha biết kết luận:

“Các cha xứ thuộc Torino, họp nhau bàn bạc, đã xem xét vấn đề về sự thích hợp của các Nguyện xá. Những lý do thuận và nghịch, các e ngại và kỳ vọng đã được cân nhắc. Vì mỗi cha xứ không thể mở một Nguyện xá trong giáo xứ của mình, nên các vị khuyến khích linh mục Don Bosco tiếp tục công việc của ngài, cho tới khi nào có một quyết định khác”.

Trong khi những chuyện này xảy ra, thì mùa xuân 1846 đã tới. Ngôi nhà Moretta có nhiều khách trọ.’Mệt mỏi vì những tiếng ôn ào của đám thanh thiếu niên, vì cảnh ra vào không trật tự, họ tuyên bỏ rằng nêu những cuộc tụ tập của đám trẻ không ngưng lại, tất cả họ sẽ ra đi. Vị linh mục tốt lành Moretta đành phải Qặp cha để trình bày những lời ca thán tập thể đó. Nếu muốn Nguyện xá của mình sống sót thì ngay lập tức, cha phải tìm một chỗ khác.

20. Nguyện xá ngoài trời

Giải tội bên bờ ao

Tháng Ba năm 1846. Một lần nữa, trong sự tiếc nuối và bất tiện lớn lao, cha và các em phải di chuyển. Cha thuê anh em nhà Filippi một cánh đồng (bây giờ có một xưởng đúc thép).13

Nguyện xá như thế được tổ chức ngoài trời, trên cỏ trong một cánh đồng có hàng rào thấp mà người ta có thể ra vào thoải mái. Các thanh thiếu niên tham dự khoảng ba, bốn trăm. Ai nấy đều cảm thấy hạnh phúc trong cái Nguyện xá ngoài trời ấy.

Nhưng cha lại phải giải quyết những vấn đề thực tế. Cha sẽ cử hành thánh lễ ở đâu? Làm sao cho các em có cơ hội rước lễ và cầu nguyện? Những gì có thể làm được ở đây chỉ là một chút giáo lý, hát thánh ca, đọc kinh chiều. Sau khi cầu nguyện, thì cha Borel hoặc cha đứng lên một mô đất cao, hoặc đứng trên một chiếc ghế

13 Ngày nay ai đi theo con đường Maria Ausiliatrice, tới góc đường Cigna, sẽ thấy phía bên phải một toà nhà lớn nằm trên dải đất bên cạnh nhà xuất bản SEI và kéo dài cho tới (dọc theo đường Regina Margherita) một trạm xăng lớn. Nơi đó xưa là cánh đồng của anh em Filippi.

để nói với các bạn trẻ. Chúng luôn nghe các cha với sự thiện cảm.

Để xưng tội, cha làm thế này. Trong những ngày lễ, từ sáng sớm cha đến đồng cỏ, nơi đây một số thanh thiếu niên đã đợi sẵn Cha ngồi trên bờ ao và giải tội cho ai muốn. Những em khác thì chuẩn bị xưng tội hay cám ơn sau khi đã xưng tội. Giải tội xong, thì bắt đầu các trò chơi.

Cùng với kèn trống đi tới Superga

Tới một lúc nào đó trống được đánh lên và các em tụ tập lại. Rồi một hồi kèn kêu mời các em yên lặng. Khi đó cha loan báo tất cả sẽ đi đâu để cử hành thánh lễ và xưng tội.

(Như cha đã nói) tất cà cùng đi tới đền thánh Đức Mẹ An Gi, tới Đức Mẹ Campagna, tới Stupinigi hoặc một nơi nào khác mà cha đã kể.

Thường thường, để tới những nơi xa, tất cả phải thực hiện những cuộc đi bộ dài. Cha sẽ tả lại ở đây cuộc đi tới tận Superga. Từ cuộc đi dạo này, người ta sẽ dễ hiểu các cuộc đi dạo khác được thực hiện như thế nào.

Các bạn trẻ đã tới cánh đồng, chơi các trò chơi ném chai, ném đĩa, đi cà kheo. Tới một lúc sẽ có hồi trống. Liền sau đó tiếng kèn sẽ ra hiệu lệnh tập họp và khởi hành. Tất cả đều đi dự thánh lễ. Vào lúc chín giờ, mọi người đá đang trên đường hướng về phía Superga. Các em chia nhau trách nhiệm mang đồ: người thì mang các giỏ bánh mì, người thì mang những bánh pho mát và xúc xích, người thì mang trái cây. Bao lâu còn trong thành phố, tất cả tìm cách giữ yên lặng. Rồi sau đó mới bắt đầu các tiếng ồn ảo, các bài hát, các tiếng hò la. Nhưng các em vẫn đi theo hàng lối.

Hò la náo động: một hoà âm tuyệt vời

Tới chân dốc dẫn lên Vương cung thánh đường, mọi người thấy một con ngựa nhỏ rất đẹp, được trang điểm y phục lễ. Cha lên ngựa và đọc lớn câu: “Hỡi các bạn hãy bình tâm tới đây. Đây đồ ăn, thức uống và rượu đã sẵn”. Những lời này được đón nhận bởi tiếng hò la vui tươi, vỗ tay và vẫy tay.

Tất cả tiến bước cùng với con ngựa đang khi ca hát và hò la. Những em đi gần con ngựa thì vuốt ve nó, xoa tai, xoa mũi, vuốt đuôi. Con vật thật giỏi, nó chở cách hiền lành, tỏ ra kiên nhẫn còn hơn cả người ngồi trên lưng nó. Giữa những náo động vẫn nổi lên tiếng nhạc: tiếng trống, tiếng kèn, tiếng đàn ghi-ta. Chúng không ăn hợp nhau lắm, nhưng giúp gây bầu khí, vì thế cùng với tiếng của những đứa trẻ thoải mái hò hét, nó tạo nên một hoà âm tuyệt vời.

Những cánh thư gởi lên trời

Trên đỉnh cao của ngọn đồi, các em tha hồ cười dờn, ca hát, hò la. Đám trẻ đẫm mồ hôi, và để khỏi phơi mình ngoài gió, cha tụ họp chúng trong sân của đền thánh. Ngay sau đó những thứ cần thiết để làm lắng dịu cơn đói bụng được phân phát. Sau một hồi nghỉ ngơi, cha tụ tập chúng lại, kể chi tiết lịch sử kỳ diệu của vương cung thánh đường, của những ngôi mộ vua chúa được gìn giữ ở tầng hầm, của Viện hàn lâm Giáo sĩ14 do vua Carlo Alberto lập ra với sự ủng hộ của tất cả các giám mục trong vương quốc.

Cha Guglielmo Audisio, chủ tịch của Viện hàn lâm, tặng mọi người bữa trưa. Còn cha xứ thì mang rượu và trái cây.

Ban chiều, các em thăm viếng những nơi thánh trong hai tiếng đồng hồ, rồi tụ họp lại trong nhà thờ, lúc đó đã có nhiều dân chúng. Vào lúc 15 già, cha lên bục, giảng một bài ngắn. Trước khi

14 Do vua Carlo Alberto lập năm 1833. Viện có mục tiêu đào tạo một số vị xuất sắc trong hàng giáo sĩ Torino về việc nghiên cứu tôn giáo. Những người được nhận vào đây đã có bằng cấp về thần học và luật, và họ dùng bốn năm để học về Giáo luật và luân lý. Nhiều người ưong số họ lên địa vị quan trọng trong giáo phận. Viện này bị ngưng vào năm 1855.

ban phép lành Thánh Thể, các ca viên với giọng trẻ nhỏ của chúng, hát bài Tantum ergo. Dân chúng ngỡ ngàng thán phục.

Lúc 18 giờ, ở ngoài công trường, cha và các em gởi lên trời một số những bong bóng thư, rồi cám ơn những người đã nồng hậu tiếp đón, sau đó khởi hành trở về Torino. Đường trở’ về nhà là một quãng đường liên tục ca hát, cười đùa, chạy và cầu nguyện.

Về tới thành phố, từ từ mỗi người đi về nhà mình và chào chia tay các cha. Có bảy, tám thanh niên khoẻ mạnh vẫn còn đi với cha về tới nhà Nương Náu. Chúng giúp cha mang đồ đạc, giỏ đồ, cái trống về chỗ củ.

21. Mặt đốì mặt với ngài Cavour

“Nếu ông linh mục này là một tướng chỉ huy…”

Những cuộc đi dạo đó làm bùng lên nơi đám trẻ một sự phấn khích mạnh mẽ. Nguyện xá, một thứ trộn lẫn giữa kinh nguyện, trò chơi, đi dạo, giờ đây đã trở thành cuộc sống của chúng. Mọi đứa đều trở thành bạn của cha đến độ không chỉ vâng theo từng hiệu lệnh của cha, mà con khao khát làm một cái gì đó cho cha. Ngày nọ, có một anh cảnh sát thấy cha làm cho bốn trăm trẻ yên lặng chỉ với một cử chỉ nơi bàn tay, anh ta kêu lên:

– Nếu ông linh mục này là một tướng chỉ huy, ông có thể chiến thắng ngay cả quân đội mạnh nhất trên thế giới.

Chính cha cũng phải nhìn nhận tình cảm và sự vâng lời của đám trẻ cùa mình lên cao tới mức không ngờ. Nhưng điều này càng củng cố tiếng đồn rằng Don Bosco, cùng với đám trẻ của

ngài, một lúc nào đó trở thành những kẻ làm cách mạng.

. Ông bá tước đứng đầu ngành cảnh sát  

 Lời đồn đãi nực cười, ấy thế mà lại làm cho giới chức thẩm quyền tin. Một cách đặc biệt, nó làm cho ông bá tước Michele Cavour, bố cùa hai ngài Camillo và Gustavo, vị Đại diện thành phố và là người đứng đầu ngành cảnh sát cảm thấy nghi ngờ. Ông ta triệu tập cha vào toà thị sành, bảo cha làm một bản báo cáo ngắn gọn về dư luận liên quan đến cha, và ông kết luận:

  •  Ông quả là một linh mục giỏi. Hãy nghe lấy khuyên của tôi: hãy giải tán đám bất lương đó về nhà. Chúng nó chỉ gây nền phiền phức cho ông và cho chính quyền. Tôi có bằng chứng cho thấy các cuộc tụ họp bọn chúng rất là nguy hiểm, bởi thế tôi không thể cho phép.
  •  Thưa ngài bá tước – cha trả lời – tôi chỉ nỗ lực để làm cho cuộc sống của những đứa trẻ nghèo khổ đó nên tốt hơn. Tôi không tìm kiếm sự giúp đỡ tài chánh. Tôi chi tìm một chỗ để tụ họp chúng. Với hoạt động cùa tôi, tôi làm giảm bớt con số những kẻ đi vào tù.
  •  Thưa linh mục, ông lầm rồi. Sự vất vả của ông chỉ vô ích thôi. Tôi không thể cho ông một chỗ được, bởi vì, tôi lộp lọi cho ông biết, những cuộc tụ tập của các ông nguy hiểm. Và không có tôi giúp đỡ, các ông sẽ chẳng tìm đâu ra các phương tiện để chi trả thuê mướn cùng các chi phí. Tôi lập lại: tôi không thể cho phép tụ tập đám đầu đường xó chợ đó.
  •  Ngài nói rằng sự vất vả của tôi vô ích. Nhưng các kết quả tôi đạt được lại cho thấy trải ngược. Rất nhiều người trẻ hoàn toàn bị bỏ rơi. Tôi đã thu thập chúng, tôi đã kéo chúng ra khỏi con đường xấu xa, tôi đã đưa chúng đi làm một nghề lương thiện. Chúng không còn kết thúc cuộc đời trong tù, như đã từng xảy ra nửa. Về phương tiện tiền bạc, tôi không bao giờ thiếu: tôi ở trong tay Thiên Chúa, vì Ngài nhiều khi dùng những phương tiện thô sơ để thực hiện những chương trình lớn lao.
  •  Linh mục hãy kiên nhẫn và nghe lời tôi. Tôi không thể nào cho phép những cuộc tụ tập như thế thêm nữa.

-Thưa ông, ông không từ chối phép này đối với tôi, nhưng là với những đứa trẻ bị bỏ rơi. Khi làm như thế, ngài đẩy chúng vào con đường nguy hiểm.

  •  Ông im đi, tôi không mời ông đến đây để bàn cãi. Ông đã tạo nên những sự mất trật tự mà tôi muốn và phải dẹp bỏ. Ông không biết rằng có lệnh cấm mọi cuộc tụ tập công cộng nếu không có phép sao?
  •  Nhưng những cuộc tụ họp của chúng tôi không có mục đích chính trị. Tôi dạy giáo lý cho các trẻ nghèo, tôi làm điều đó với phép của đức Tổng giám mục.
  •  Đức Tổng Giám Mục có biết về hoạt động của ông không?
  •  Chắc chắn là biết. Tôi không bao giờ làm một điều gì mà không có phép của ngài.
  •  Nhưng phần tôi, tôi không thể cho phép những cuộc tụ tập

này.

  •  Thưa ngài bá tước, ngài sẽ không cấm tôi dạy giáo lý với phép của Đức Tổng Giám Mục chứ?
  •  Nếu Đức Tổng Giám Mục ra lệnh cho ông dẹp bỏ cái Nguyện xá nực cười này, ông sẽ vâng lời chứ?
  •  Tôi đã khởi sự và đã tiến hành với sự khích lệ của bề trên giáo quyền. Bất cứ mệnh lệnh nào ngài ban cho tôi, tôi đều sẵn sàng.
  •  Vậy thì ông đi đi. Tôi sẽ nói chuyện với Đức Tổng Giám Mục. Nhưng nếu cả Đức Tổng Giám Mục mà ông không vâng lời, tôi sẽ buộc phải sử dụng biện pháp cứng rắn. Ông hãy nhớ đấy.

Tới lúc này cha nghĩ rằng mình sẽ được ít là một thời gian bình an. Nhưng không, vừa khi về tới nhà, cha nhận được một lá thư của anh em nhà Filippi đòi cha phải ra đi. Cha bàng hoàng.

Họ viết: “Đám trẻ của ngài đang biến cánh đồng của chúng tôi thành sa mạc. Đến ngay cả rễ cỏ cũng bị chết vì bị dẫm đạp liên tục. Chúng tôi sẵn lòng tha tiền thuê, nhưng trong vòng mười năm ngày, ngài phải trả lại cánh đồng này. Chúng tôi không thể * gia hạn.”

Nhiều người bạn, nghe biết những nỗi khó khăn này, đã khuyên cha nên giải thể Nguyện xá. Họ nói: “Công sức cùa cha không ích lợi gì.” Người khác, khi nhìn thấy cha lo lắng và luôn ở giữa thanh thiếu niên, bát đầu nghi ngờ rằng cha đã hóa điên.

‘Tội nghiệp Don Bosco, đúng là đã mất trí”

Một ngày kia, lúc đó có cha Sebastiano Pacchiotti và nhiều

linh mục khác trong phòng của cha, cha Borel nói:

-Bây giờ, nếu chúng ta không cứu vãn được gì, thì chúng ta có nguy cơ mất tất cả. Chúng ta hãy giải tán Nguyện xá và giữ với chúng ta chỉ chừng hai mươi em nhỏ thôi. Chẳng có ai quan tâm gì nếu chúng ta tiếp tục dạy giáo lý cho một nhóm nhỏ những đứa bé như thế. Và rồi Chúa sẽ chỉ cho chúng ta đường phải đi.

  •  Chúng ta không giải tán gì cả. – Cha trả lời – Chúng ta đã có một trụ sở: một sân chơi rộng lớn, một ngôi nhà cùng với nhà thờ vả các cổng sẵn sàng đón tiếp nhiều thanh thiếu niên. Có cả các linh mục và các thầy tư giáo đang sẵn sàng làm việc với chúng ta.
  •  Nhưng những cái đó ở đâu? – cha Borel ngất lời cha.
  •  Con không biết. Nhưng con biết rằng chúng có và dành cho chúng ta sử dụng.

Cha Borel lúc đó bật khóc, kêu lên:

  •  Tội nghiệp Don Bosco, đúng là đã mất trí rồi.

Ngài cầm lấy tay cha, ngài hôn cha, và ra đi cùng với cha Pacchiotti và các linh mục khác. Cha chỉ còn lại một mình trong phòng.

22. Sau ông bá tước, tới bà bá tước           !

“Tôi không thể cho phép cha tự giết mình như thế*’

Bao nhiêu dư luận về Don Bosco bắt đầu làm cho bà bá tước Barolo thấy phiền phức. Sự kiện làm bà lo lắng nhất đó là Hội đồng thành phố Torino không chấp thuận các kế hoạch cùa cha.

Một ngày nọ, bước vào phòng cha, bà bắt đầu lên tiếng:

  •  Tôi rất hài lòng về những gì cha đang làm cho các công cuộc của tôi. Tôi cám ơn cha đã quan tâm dạy cho các thiếu nữ của tôi âm nhạc, những bài thành ca, nhạc thánh ca truyền thống Gregorio, toán và cả hệ thống toán thập phân.
  •  Thưa, bà không phải cám ơn tôi. Các linh mục phải làm việc, vì đó chính là bổn phận của họ. Bà háy nghĩ tới Chúa, xin đừng nói tới chuyện này nữa.
  •  Nhưng tôi phải nói với cha một chuyện khác. Tôi đau đớn bởi vì công việc của cha quá nhiều đang làm cha tiêu hao sức lực. Cha không thể nào điều khiển công cuộc của tôi đồng thdi lại lo cho các thanh thiếu niên bị bỏ rơi được. Giờ đây con số các thanh thiếu niên đã tăng lên quá mức. Tôi đề nghị cha chi làm những gì thuộc bổn phận cha mà thôi: điểu khiển nhà trẻ mồ côi. Cha hãy ngưng đi tới các nhà tù, tới Cottolengo. Và nhất là, trong một thời gian, đừng nghĩ tới đám thanh thiếu niên nữa. Cha trả lời tôi thế nào?
  •  Thưa bà Bá tước, cho tới bây giờ, Thiên Chúa vẫn giúp đỡ tôi, và tôi tin rằng Ngài sẽ tiếp tục. Xin bà đừng lo quá tới những việc phải làm. Giữa tôi, cha Paccchiotti và cha Borel, chúng tôi sẽ làm tất cả.

 Nhưng tôi không thể cho phép cha tự giết mình như thế. Dù cha có muốn hay không, quá nhiều nhiệm vụ đang hủy hoại sức khoẻ của cha và công cuộc của tôi. Bây giờ là lúc cha phải ý thức về những dư luận đồn đại về tâm thần cùa cha, về những chống đối mà chính quyền dành cho Nguyện xá của cha. Tất cả những điều này buộc tôi phải đưa ra cho cha một đề nghị chính xác.

  • Đề nghị nào, thưa bà Bá tước?
  •  Cha phải chọn lựa: hoặc là Nguyện xá hoặc là nhà Nương Náu. Cha hãy bình tĩnh suy nghĩ rồi trả lời cho tôi.
  •  Thưa câu trả lời của tôi đã sẵn từ lâu rồi. Bà có tiền bạc, và có thể tìm được nhiều linh mục để thay thế chỗ cùa tôi. Còn các thanh thiếu niên của tôi, chúng chẳng có ai cả. Nếu tôi bỏ chúng, đối với chúng, đó có nghĩa là chấm hết. Vì thế, ngay cà dù tôi muốn tiếp tục làm những gì tôi có thể cho nhà Nương Máu, tôi chấp nhận sự sa thải cùa bà. Tôi sẽ hiến tất cà thời giờ cho các thanh thiếu niên bị bỏ rơi.
  •  Nhưng không có tiền lương thì làm sao cha có thể sống được?
  •  Thiên Chúa đã giúp tôi, Ngài sẽ tiếp tục giúp tôi.

Tôi cho cha một lời khuyên như thể tôi là mẹ của cha”

  •  Nhưng sức khoẻ của cha đang bị hủy hoại, cha đã kiệt lực. Nếu cha đi khỏi đây, cha sẽ lâm vào cành nợ nần. Khi đó cha sẽ trở lại với tôi. Nhưng tôi nói rõ rằng từ bây giờ tôi sẽ không cho đám trẻ của cha một đồng nào nữa. Cha hãy nghe lời khuyên của tôi như thể người mẹ của cha. Tôi sẽ tiếp tục trả lương cho cha, tôi sẽ tổng lương nếu cha muốn. Cha cầm lấy số tiền này và đi. Nơi đâu cha muốn, trong nơi hoàn toàn yên nghỉ. Trong một năm, trong ba năm, năm năm nếu cần. Khi nào phục hồi sức khoẻ hoàn toàn, cha hãy trở lại nhà Nương náu đây, tôi luôn chào đón cha.

. nếu cha từ chối lời khuyên này, vì lợi ích của cha, tôi buộc lòng phải thải hồi cha. Cha hãy suy nghĩ kỹ.

  •  Tôi xin nói lại với bà rằng tôi đã suy nghĩ kỹ về điều đó rồi, thưa bà bá tước. Cuộc đời tôi đã hiến dâng cho lợi ích của giới trẻ. Tôi cám ơn bá vì đã quảng đại giúp đỡ tôi, nhưng tôi không thể bỏ con đường mà Chúa quan phòng đã vạch ra cho tôi.
  •  Tóm lại,,cha thích những đứa lang thang hơn công cuộc của tôi. Nếu vậy, thì ngay hôm nay tôi sẽ cho người khác thế chỗ cha.

Cha cho bà ấy thấy rằng một sự thải hồi bất chợt như thế sẽ có thể gây nên cớ cho người ta nghi ngờ những điều không tốt cho cha và cho bà ta. Tốt hơn nên hành động cách bình tĩnh, giữ cho được đức ái mà một ngày nào đó cả hai phải tính sổ trước mặt Chúa.

  -Được rồi – bà nói tiếp – trong vòng ba tháng, nếu cha không thay đổi ý định, tôi sẽ tìm người thay cha làm giám đốc Nhà trẻ mồ côi này.

Cha chấp nhận lời bà, hoàn toàn phó mình trong tay Thiên Chúa.

Tiếng đồn rằng Don Bosco đã hóa điên lúc ấy đã lan rộng. Các bạn của cha cảm thấy đau khổ. Những người khác thì cười nhạo. Mọi người đều xa lánh cha. Đức Tổng Giám Mục không can thiệp. Cha Cafasso thì khuyên hãy chờ đợi. Cha Borel thì yên lặng. Các cộng tác viên đều bỏ cha một mình ở giữa bốn trăm trẻ.

Không phải một, mà hai linh mục trong bệnh viện tâm thần

Một số nhân vật đáng kính, thấy cành ngộ đáng thương ấy, đã quyết định chăm lo sức khỏe cho cha. Một trong số họ đề nghị:

  •  Don Bosco bị ám ảnh. Mếu không quan tâm chữa trị, chác chắn sẽ dẫn tới chỗ điên loạn. Chúng ta hãy đem ngài vào viện tâm thần, ở đó, với sự chăm sóc thích hợp, các bác sĩ sẽ biết những gì y khoa chỉ định.

Hai linh mục được trao trách nhiệm đến gặp, đem cha lên xe và dẫn tới nhà thương tâm thần. Họ tói nơi, chào cha cách lịch thiệp. Rồi họ hỏi han về sức khoẻ của cha, về Nguyện xá, về ngôi nhà lớn và và ngôi nhà thờ mà cha đã nhìn thấy trước về tương lai công cuộc của cha. Cuối cùng họ thở dài và thì thầm với nhau:

  •  Đúng rồi.

Họ chỉ cho cha chiếc xe ngựa và mời cha lên đi dạo một vòng với họ:

             Trang 126

  • Có phải cha đang tìm chỗ để làm một laboratorio không?
  •  Không phải một laboratorio mà là một oratorio.
  •  Tôi chẳng biết hai cái đó có khác gì nhau. Dù sao chăng nữa chỗ thì có. Mời cha đi xem. Đó là tài sản của ông Francesco Pinardi 16 một người lương thiện. Cha hãy đi và sẽ làm được một giao kèo tốt đó.

Cầu thang và ban công đã mối mọt

Đúng lúc đó, cha Pietro Merla, bạn của cha trong chủng viện, người đã lộp ra cái gọi là Gia đinh thánh Phêrô, cũng tới. Cha là một linh mục tài giỏi, đã lộp ra một công cuộc để giúp đa các phụ nữ đã tửng ở tù, mà vì lý do này nên không thể tìm được một công việc để kiếm sống. Mỗi khi cha Merla cỏ dược nửa giở rảnh, ngài đều tới chỗ cha để phụ một tay giúp các thanh thiếu niên.

Vừa thấy cha, ngài kêu lên:

  •  Có chuyện gì thế? Tôi chưa bao giờ thấy anh buồn sầu như hôm nay. Có chuyện gì không hay hà?
  •  Chưa xảy ra, nhưng sắp xảy ra. Hôm nay là ngày cuối cùng người ta cho tôi được phép sử dụng cánh đồng nay cho Nguyện xá. Khoảng hai giờ nữa, sẽ bắt đầu buổi tối vả tôi phải cho các em về nhà, nhưng chưa biết hẹn chúng Chúa nhật tới ỏ câu. Đây có một ông bọn đến nói với tôi về một nơi có thể dùng được. Xin anh lo cho đám trẻ thay cho tôi một lát. Tôi đi xem và trỏ lại ngay.

Đi theo ông Pancrazio Soave, cha tới trước một ngòi nhà nhỏ một tang, cầu thang và ban công đã bị mối mọt. Chung quanh nhà có các khu vườn, cánh đồng, đồng cỏ. Cha định lên .cầu thang thì ông Pinardi bảo:

  •  Ồ không, nơi dành cho cha ở phía sau dây.

Ông Pinurdi là người Lombardia, di dân lới Torino. Ông sinh ở Arcisalc (Varcsc), và đã mua nhà chưa dây một năm (ông đã cho thuê và rồi bán cho Don Bosco), tức là ngày 14 tháng 7 năm 1845.

Một mái nhà dài • %

I

Đó là một mái nhà dài17 (15x6m) một góc dựa vào tường nhà, góc kia chảy dài xuống cách mặt đất chừng 1 m. Ngôi nhà này có thể dùng làm nhà kho hay chứa củi, ngoài ra không làm gì hết. Để không đụng đầu vào mái nhà, cha phải cúi đầu để vào trong.

  •  Nhà quá thấp, tôi không dùng dược – cha nói.
  •  Tôi sẽ chỉnh đốn lại nếu cha muốn – ông Pinardi lễ phép đáp lại. – Tôi sẽ đào xuống, làm các bậc thang và làm nền nhà. Nhưng tôi nghĩ rằng cha sẽ làm một phòng laboratorio ở đây.10
  •  Không phải một laboratorio, nhưng là một oratorio, một nhà thờ nhỏ để tụ họp thanh thiếu niên.
  •  Vậy thì càng tốt hơn nửa. Tôi là một ca viên và tôi sẽ giúp cha một tay. Tôi sẽ đem tới hai cái ghế, một cho tôi, một cho vợ tôi. Trong nhà tôi, có một cái đèn: tôi sẽ đem lại đây. Nào chúng ta hãy làm giao kèo.

Con người tốt bụng đó tỏ ra rất hài lòng có được ngôi nhà thờ trong nhà của ông ta.

Cha nói: – Ông bạn thân mến, tôi cám ơn lòng tốt của ông. Nếu ông bảo đảm hạ thấp nền nhà xuống 50 centimet, tôi sẽ chấp nhận. Nhưng ông muốn bao nhiêu tiền?

  •  Ba trăm lirel Người ta muốn trả tôi hơn số đó, nhưng tôi thích cho một linh mục thuê hơn, nhất là khi để làm nhà thờ nữa.
  •  Tôi sẽ trả cho ông ba trăm hai mươi lire,19 miễn là ông cho tôi thuê cả dải đất bên cạnh nhà, để cho đám trẻ có sân chơi.

£•. ’ •>

  1.  Ngôi nhà do ông Franccsco Pinardi xây cách đó 5 tháng, và lúc đó đang dùng làm nhà kho cho một số bà làm nghề giặt ở một khu nước chảy gần đó.
  2.  Sự lẫn lộn của ông Pinardi và Soavc giữa laboratorio và oralorio (phòng thí nghiệm và Nguyện xá) là điều có ích hiểu được. Vì gần các nơi có nguồn nước chảy, lúc đó người ta xây dựng rất nhiều xưởng, phòng thí nghiệm, vì ở Valdocco có một kênh nước nhỏ chảy vào sông Dora.

Nhưng ông phải bào đảm với tôi ngày Chúa nhật sắp tới, tôi và các trẻ của tôi có thể tới đây.

  •  Đồng ý. Giao kèo đã được hoàn tất. Ngày Chúa nhật cha hãy tới đây: tất cả sẽ đâu vào đó.

Lời kinh Mân Côi trên đồng cỏ

Cha chạy trỏ về với các bạn trẻ của cha, tụ tập chúng lại và reo lên:

  •  Các con ơi, vui lên! Chúng ta đã có Nguyện xá, sẽ không ai đuổi chúng ta đi nữa. Chúng ta sẽ có nhà thờ, trường học, sân chơi để chạy nhảy. Chúa nhật, Chúa nhật, chúng ta sẽ tới đó. Đó là, trong nhà ông Francesco Pinardi! — Cha lấy tay chỉ về hướng nhà.

Lời cha nói được đón nhận với niềm phấn khởi không thể diễn tả được. Em thì chạy, em thì nhảy lên vì vui sướng, em thì đứng bất động như pho tượng vì ngạc nhiên, em thì hò la, em thì hát mừng.

Tất cả tràn đầy niềm vui bên trong, và không biết phải diễn tả ra thế nào. Đức Trinh Nữ rất thánh mà sáng hôm đó các em đã tới viếng tại đền thánh Đức Mẹ Campagna, đã nhận lời nài xin. Để cám ơn Mẹ, tất cả đã qùi gối trên cỏ lần cuối cùng ở cánh đồng đó, và lần hạt. Sau đó, các em đi về nhà mình.

Như thế, các em đã chào cánh đồng lần cuối cùng mà không có gì hối tiếc, vì có một chỗ tốt hơn đang chờ chúng.

Ngày Chúa nhật tiếp theo là lễ Phục sinh. Cha và các em chuyển về ngôi nhà Pinardi, ghế băng, tranh ảnh, chân đèn, bình, gậy cà kheo, kèn trống. Chúng đến để sở hữu nhà của chúng.

  1. Giao kèo, do ông Franccsco Pinarđi và Don Borcel ký, cho thấy rằng nhà và hai khu sân chơi được mướn trong ba năm, với số tiền hằng năm là ba trăm lire. Con số được ghi là “ba trăm mười” lire, nhưng con số mười đã được gạch đi (do lòng tốt của ông Pinardi).