Hồi Ký nguyện xá Don Bosco 1846-1856

Hồi Ký nguyện xá Don Bosco 1846-1856

CÂY LỚN LÊN VÀ NHÁNH LAN RỘNG 1846-1856

1. Một ngày của Nguyện xá

Bảo đảm cho ba năm

Ngôi nhà thờ mới được thiết ke rất nghèo nàn. Tuy nhiên có một giao kèo ổn định bảo đảm cho cha ba năm, và điều này đã giải thoát cha khỏi nỗi sợ bị đuổi đi khi minh không ngờ. Các cuộc di cư mà Thiên Chúa thích thực hiện giờ đây đã chấm dứt.

Đối với cha, ngôi nhà thờ nhỏ này dường như là nơi trong giấc mơ cha đã thấy viết chữ: “Đây là nhà của Ta, từ nơi đây tỏa chiếu vinh quang Ta”. Tuy nhiên, kế hoạch của Thiên Chúa thì khác.

Không may, địa điểm Nguyện xá quá gần một ngôi nhà của các phụ nữ có đời sống đen tối, và có một quán rượu mở cửa cho tới đêm khuya. Nơi đây, đặc biệt trong các ngày lễ, là nơi quy tụ của các tay say rượu trong thành phố. Dù hoàn cành đáng lo ngại như thế, nhưng cha và các em vẫn bắt đầu đều đặn các cuộc tụ họp của mình.

Khi công việc dọn dẹp đã đâu vào đó, Đức Tổng Giám Mục đã cho phép để làm phép và sử dụng nơi chốn nghèo nàn đó làm nhà thờ. Đó là vào ngày Chúa nhật Phục Sinh, 12 tháng Tư năm 1846.

Để chứng tỏ sự hài lòng của mình, Đức Tổng Giám Mục ban lại tất cà những phép đã ban khi Nguyện xá còn ở khu Nhà Nương Náu. Trong ngôi nhà thờ nhỏ này bây giờ, cha và các em có thể hát lễ, làm tuần tam nhật và cửu nhật, tổ chức các buổi tĩnh tâm, lãnh nhận Mình thánh Chúa và lãnh bí tích Thêm Sức. Đức Tổng Giám Mục còn cho phép cả những ai tham dự Nguyện xá, được rước lễ mùa Phục sinh trong ngôi nhà nguyện Pinardi đó (thời đó việc rước lễ trong mùa Phục sinh phải chu toàn tại giáo xứ của mình).

Lịch sử thánh kể thành nhiều tập

sự ổn đinh chỗ ở, những cử chỉ tình ưu ái của Đức Tổng Giám Mục các cuộc cử hành long trọng, âm nhạc, tiếng hò la vui nhộn của đám trẻ, đã thu hút các thanh thiếu niên từ khắp mọi nơi Nhiều linh mục trước đây bỏ rơi cha, đã trở lại. Nhất là cha Giuse Trivero, cha Giacinto Carpano, cha Giovanni Vola, cho Roberto Murialdo, là những bàn tay đắc lực, nhất là cha Borel, một con người làm việc không mệt mỏi.

Một ngày ở Nguyện xá diễn ra thế nào ?

Sáng sớm, cha mở cửa nhà thờ và bát đầu giải tội cho các thanh thiếu niên. Việc giải tội kéo dài cho tới giờ lễ. Thánh lễ được ấn định vào lúc tám giờ, nhưng để đáp ứng cho những ai muốn xưng tội, thường thánh lễ bị dời vào lúc chín giờ, có khi còn trễ hơn.

Nếu có linh mục nào đến, ngài giúp các thanh thiếu niên cầu nguyện, đọc kinh luân phiên.

Trong giờ lễ, những ai đã chuẩn bị, thì rước lễ, Sau thánh lễ cha lên bục giảng nhỏ và giải thích về Phúc Âm (sau vài Chúa nhật, cha bắt đầu kể về lịch sử thánh từng phần một). Những câu truyện này được làm cho đơn giản và bình dân, cha lấy ra những điểm chính từ các trình bày về nơi chốn và cách sống của mỗi thời. Chúng rất thích hợp với các em nhỏ cùng như lớn, kể cả các linh mục ngồi nghe-. Sau khi giảng, có lớp học kéo dài cho tới trưa.

Giáo lý, lần hạt, kinh chiều

Vào lúc một giờ trưa bắt đầu các trò giải trí: cầu, cà kheo, súng và gươm gỗ, những đồ thể dục. Vào lúc hai giờ rưỡi bắt đầu giáo lý. Các thanh thiếu niên tham dự Nguyện xá lúc đó rất chậm hiểu. Nhiều lần cha xướng bài Ave Maria: cà bốn trăm em hiện diện, chẳng ai có khả năng hát tiếp tục nếu cha ngưng. Sau giờ giáo lý tất cả; cùng lần hạt. Dần dần, cha dạy chúng hát kinh chiều. Chúng bắt đầu học hát kinh Ave Maris Stella, rồi kinh Magnificat, rồi từng thánh vịnh một. Sau cùng tập hát các điệp ca.

Trong thời gian một năm, chúng đả có thể hát toàn bộ kinh chiều !ễ Đức Mẹ.

Tiếp theo kinh chiều (hay lúc lần hạt) là một bài ciiáng ngán, hầu như luôn bao gồm một câu chuyện trong đó cha dậy về một nhân đức và mời gọi chiến đấu chống lại thói quen xấu. Kết thúc tất cà hát kinh cầu Đức Mẹ và phép lành Thánh Thể.

Lời rỉ tai

Ra khỏi nhà thờ sẽ có một thời gian tự do, mỗi người làm gì tùy thích. Có em thì tiếp tục lớp giáo lý, học hát và tập đọc. Phần đa các thanh thiếu niên chơi, chạy nhảy cho tới chiều. Dưới sự hỗ trợ của cha, tất cả các phương tiện để chơi đều được đưa vào, ngay cả các đồ làm xiếc, những thứ mà cha đã học và biểu diễn ở Becchi. Chỉ nhờ vào biết bao dụng cụ đó mà người ta mới có thể làm cho đạo quân thanh thiếu niên ấy tránh được cãi cọ và giữ được sự vui vẻ trật tự. Về nhiều em, người ta có thể nói lời Thánh

kinh này: “Như giống lừa ngựa náo động mà chẳng hiểu gì”.

> *

Tuy nhiên, cha phải làm chứng rằng ngay cà nơi các thanh thiếu niên không được học hành, cha luôn thán phục vì nơi chúng có lòng kính trọng đối với Giáo hội và các linh mục, và một sự khao khát biết về đạo Chúa.

Cha dùng các trò giải trí nhiều giờ ấy để tiếp xúc với từng đứa. Với một lời nói vào tai chúng, đứa này thì cha khuyên phải vâng lời hơn, đứa khác sự đúng giờ giấc khi vào học giáo lý, đứa thứ ba thì đi xưng tội, đứa khác thì cha gợi lên một tư tưởng để suy nghĩ, và những điều tương tự. Cha có thể nói rằng giờ giải trí là giờ trong đó cha nói chuyện được với nhiều thanh thiếu niên, những đứa mà chiều thứ bảy và sáng Chúa nhật sẽ tới xưng tội cách tự giác.

“Con hãy quỳ xuống và xưng tội”

Khi thấy có ai bỏ quên lâu ngày bổn phận quan trọng này, cha dừng nó khi chơi và dẫn nó đi xưng tội. Cha kể cho nó một câu chuyện.

Có một đứa trẻ kia, cha đã mời nhiều lần đi xưng tội và rước lễ mùa phục sinh, nó hứa nhưng không giữ lời. Một buổi chiều, sau những phận vụ thánh, nó bắt đầu chơi rất hăng hái. Đang khi đó mặt chạy và ướt đẫm mồ hôi, cha gọi nó cách dứt khoát: “Đi với cha vào trong phòng thánh. Cha cần con giúp một việc”.

Nó muốn đi với quần áo xốc xếch như lúc đang chơi. “Không, – cha bảo nó -con lấy áo khoác và đi với cha.” Vào trong phòng thánh, cha bảo nó:

  •  Con hãy qùi xuống bàn quì đây.

Nó nghĩ rồng phải mang bàn qủi nên chuẩn bị để khiêng.

  •  Không cứ để ở chỗ đó.
  •  Vậy cha muốn con làm gì?
  •  Muốn con xưng tội.
  •  Nhưng con chưa sửa soạn.
  •  Cha biết.
  •  Vậy thì?
  •  Vậy thì con hãy sửa soạn và cha sẽ giải tội cho con.
  •  Đúng, đúng cha đã bắt được con. Nếu không, vì xấu hổ đối với các bạn, con sẽ không bao giờ quyết định đi xưng tội.

Trong khi.cha đọc kinh, nó sửa soạn một lúc. Rồi sau đo nó xưng tội và cảm ơn. Từ ngày đó nó thuộc vào số cac em bền bỉ chu toàn bổn phận Kitô hữu. Nó thường hay kể lại cho các bạn nghe:

  •  Don Bosco rất khôn, để bắtđược một đứa khôn ranh như

tao.

Khi bóng đêm bắt đầu buông xuống, tiếng chuông mời tất cả vào trong nhà thờ. Các em đọc một vài kinh hoặc lần hạt. Kết thúc một ngày, tất cả cùng hát bài “Hãy luôn luôn chúc tụng thánh danh Giêsu, Maria, Giuse”.

Bài hát cuối cùng ở rondò1

Từ nguyện xá ra về là một cánh tượng không thể quên. Ra khỏi nhà nguyện, mỗi người nói cả ngàn lần câu “buona sera”, nhưng lại không muốn xa rời các bạn của mình. Cha hay nói: “Các con về nhà đi vì tối rồi và thân nhân các con đợi các con”. Nhưng lời ấy tỏ ra vô hiệu. Chúng siết chặt quanh cha, sáu đứa to lớn xếp tay thành một cái ghế, trông như cái ngai, và cha phải lên ngồi trên. Như một dấu hiệu, các thanh thiếu niên xếp thành vài hàng, rồi khiêng Don Bosco trên cái kiệu đó. Chúng diễu hành trong tiếng hát, tiếng cười, tiếng hò la cho tới rondò (tức là một công trường trồng nhiều cỏ và bông ở ngã tư đường Regina Margherita, lúc bấy giờ gọi là đường San Massimo, với những đường khác. Lúc bấy giờ gọi là “rondò della forca” bởi vì nơi đó dã diễn ra các cuộc tử hình). Tại đó chúng hát thêm mấy bài Latinh nữa, và luôn luôn kết thúc long trọng với bài hát Hãy luôn luôn chúc tụng thánh danh Giêsu, Maria, Giuse.

Rồi có một lúc thinh lặng hoàn toàn, và cha chúc tất cả “buona sera” và chúc tất cả “một tuần lễ tốt lành”. Chúng đáp lại bằng tất cả sức lực “buona sera!”. Lúc đó cha có thể xuống khỏi

[1] Bài hát cuối cùng ở rondò. Don Bosco viết hai lần về lúc các thanh niên ra về vào buổi chiều Chúa nhật: lần thứ nhất ngài viết ngắn gọn, tất cả chi có năm hàng; lần thứ hai (nhận ra rằng đã viết quá ít về một cảnh tượng rất ý nghĩa) hai mươi hàng. Khi viết lại, tôi đã bỏ qua năm hàng của lần thứ nhất, nhưng tôi trích dẫn ra đây: “Ra khỏi nhà thờ, tôi đi ở giữa chúng, cùng đi với chúng ra khỏi Nguyện xá trong khi chúng nó hát và hò la. Chúng tôi đi cùng nhau lên dốc cho tới rondò, chúng tôi còn hát thêm mây đoạn bài thánh ca, rồi chúng tôi hẹn gặp nhau Chúa nhật sau, chúng tôi cùng chúc nhau Iên tiếng: “buona scra”, và mỗi người về nhà.

ngai. Ai nấy trở về nhò mình. Tuy nhiên, một số em lớn, dưa cho về tới tận nhà,và cha đã mệt lữ như chết.

2. Vua Carlo Alberlo cứu Nguyên xá

“Tôi tưởng như đã bắt đầu cuộc phán xét chung thẩm”

Trong Nguyện xá,giờ đây có trật tự, kỷ luật, sự thanh thản. Tuy nhiên bá tước Cavour, vị Đại diện thành phố, muốn chấm dứt các cuộc tụ họp của đám trẻ, điều mà ông cho là nguy hiểm.

Như đã nói, cha luôn luôn tiến hành mọi sự với sự ủng hộ cúa Đức Tổng Giám Mục. lúc này, vì Đức Tổng Giám Mục bệnh, ngài triệu tập Hội đồng Kinh tế trong toà giám mục.

Hội đồng kinh tế gồm nhiều vị cố vấn thế giá của thành phố. Trong tay các vị này tập trung tất cả quyền hành dân sự. Đứng đầu cùa Hội đồng này (lúc bẩy giờ là ngài bá tước Cauour) có một quyền lực cao hơn cả ngài thị trưởng, và được gọi là vị Đại diện của thành phố, ngài Trưởng pháp luật hay cũng được gọi là Tổng tư lệnh nữa.

Đức Tổng Giám Mục nói với cho:

– Khi cha nhìn thấy tất cả những con người quyền thế ấy trong phòng của minh, cha cảm tưởng như bắt đầu phán xét chung.

Họ đã bàn đến điều lợi điều hại cùa Nguyện xá. Cuối cùng người ta quyết định rằng các cuộc tụ họp phải bị tuyệt đối cấm và giải tán, bởi vì nó đe dọa an ninh công cộng.

Sự can thiệp của đức vua

Tuy nhiên công tước Giuseppe Provana ở Collegno, một vị ân nhân lớn của Nguyện xá, cũng là thành phần của Hội đồng luật

■ Don Bosco vẫn còn ở trong một căn phòng tại nhà Nướng Náu của bà bá tước Barolo. Chỉ từ tháng 11 năm 1846, sau khi đã xây hai phòng trong nhà của ông Franccsco Pinardi, Don Bosco mới ở cạnh bên Nguyện xá cùng với mẹ Margarila.

pháp. Thời bấy giờ vua Carlo Alberto trao cho ông chức “Bộ trưởng Tổng kiểm tra”, tức là Bộ trưởng bộ Tài chánh. Nhiều lần vị Bộ trưởng này đã đem đến cho cha trợ giúp tiền bạc nhân danh đức vua và nhân danh các viên chức. Vua Carlo Alberto thích thú nghe tin tức về Nguyện xá. Khi Nguyện xá có cử hành một ngày lễ nào đó, ngài thích thú đọc bàn tường trình mà cha viết gởi cho ngài, hoặc tường thuật mà Công tước Porvana kể cho ngài. Nhiều lần ông cho cha biết rằng đức vua rất kính trọng công việc các cha đang làm cho đám trẻ của dân chúng, bời vì nó cũng giống như công việc của những nhà truyền giáo ở vùng đất xa xôi. Ngài cầu mong rằng những công cuộc giống như Nguyện xá của các cha được phát triển trong khắp các thành phố và các vùng trong Nhà nước của ngài. Mỗi ngày đầu năm ngài đều gọi cho các cha những lời cầu chúc cùng với 300 lire gởi cho “các trẻ của Don Bosco”.

Khi nhà vua nghe biết rằng Hội đồng kinh tế sắp bàn tới chuyện đóng cửa Nguyện xá, ngài gọi công tước Provana lại và truyền cho ông thông đạt ý muốn của ngài với những lời như sau:

– Đức vua muốn rằng những cuộc tụ họp trong các ngày lẻ này phải được giúp đỡ và bảo vệ. Nếu có gì nguy hiểm gây bất trật tự, thl hãy tìm cách để phòng ngừa và ngăn càn.

Công tước Provana tham dự cuộc bàn cãi sôi nổi này trong im lặng. Khi thấy rằng người ta đi tới quyết định đóng cửa Nguyện xá và giải tán các cuộc tụ họp, ông xin lên tiếng. Ông đứng lên và truyền đạt lại ý muốn cùa nhà vua. Vua Carlo Alberto đê dùng uy tín của mình để bảo vệ công cuộc nhỏ bé của chúng ta.

Thấy ý muốn của nhà vua, vị Đại diện và Hội đồng đã hủy bỏ quyết định.

Lính canh Nguyện xá

Vị Đại diện một lần nữa lại cho gọi cha với lệnh khẩn cấp. Ông vẫn dùng cung giọng đe dọa, gọi cha là cứng đầu. Nhưng đến cuối thì xuống giọng bảo cha:

. Tôi không muốn làm hại bất cứ ai. Ông làm việc với ý tốt, nhưng điều ông làm có nhiều nguy hiểm. Bổn phận phải bảo vệ sự bình an công cộng đổ trên vai tôi, vì thế, tôi sẽ gởi lính canh để trông chừng ông và các cuộc tụ họp của ông. Chỉ cần một chút gì bất ổn, tôi sẽ lập tức giải tán bọn trẻ của ông, và ông lúc đó phải trả lời cho tôi.

Có những xáo động trong những ngày ấy, một cơn bệnh hành hạ ông, vì đó là lần cuối cùng ông đến Toà thị sảnh. Bị mắc chứng thấp khớp, ông đau đớn rất nhiều, và trong mấy tháng ông qua đòi.

Trong sáu tháng mà ông còn sống,3 mỗi Chúa nhật ông gởi một số lính canh đến chỗ cha trọn cả ngày. Họ canh chừng trên tất cả những gì cha và các em nói và làm, trong cũng như ở ngoài nhà thờ.4 Một ngày nọ ông hỏi một trong các linh canh:

  •  Tóm lại, các anh đã thấy và nghe được những gì từ đám hỗn loạn ấy?
  •  Thưa ngài bá tước, chúng tôi đã thấy một đạo quân trẻ vui vẻ chơi đùa với đù mọi hình thức. Và trong nhà thờ chúng tôi nghe

3 “Trong sáu tháng mà ông còn sống”. Ngày tháng và con số mà Don Bosco ghi ỏ đây cũng có phần hơi lẫn lộn. ông bá tước Michclc Cavour qua đời không phải vài tháng sau cuộc đối thoại đó, nhưng là ba năm rưỡi sau, tức là ngày 15 tháng Sáu 1850. Khi viết “sáu tháng mà ông còn sống” Don Bosco muốn nói vc sáu tháng mà ông còn tại chức. Thực vậy, ông Cavour giữ chức Đại Diện thành phố từ ngày 27 tháng Sáu 1835 tới 17 tháng Sáu 1847. Từ các nguồn khác người ta biết được rằng Don Bosco đã đi thăm ông bá tước trong cơn bệnh cuối cùng, và đã nhận từ ông món quà 200 lire cho “bọn trẻ của ngài”.

4 Vào năm 1877 Don Bosco sẽ nói với cha Barbcris: “Cha tiếc quá vì không có chiếc máy chụp hình. Sẽ thật hay nếu (lược nhìn lại cảnh cả trăm đứa trẻ chăm chú nghe cha, và sáu cảnh binh, chia thành từng hai người một. đứng tại ba nơi trong nhà thờ, khoanh tay lắng nghe giảng. Họ đã phụ cha rất nhiều để giúp các thanh thiếu niên, ngay dù rằng họ ở đó mục đích là để giúp cha! Có người, khéo léo đổi tay để lau nước mắt. Sẽ thật là đẹp nếu có những bức tranh chụp họ qùi gối với các thanh thiếu niên, xung quanh toà giải tội của cha, đợi tới phiên xưng tội. Bởi vì bài giảng, cha đã giảng cho họ nhiều hơn là cho đám trẻ: cha đã nói tới tội lỗi, nói tới sự chết, nói tới phán xét, nói tới hỏa ngục…”.

bài giảng gây kinh hãi. Don Bosco thuật lại nhiều điều về hoả ngục và ma qủi, khiến cả tôi nghe xong cũng muốn đi xưng tội.

  •  Thế còn về chính trị?
  •  Về chính trị, chẳng bao giờ hộ nói chuyện chính trị cả. Bọn trẻ đó chẳng hiểu gì. Bọn chúng chỉ nói tới cơm bánh, về điều này thì đúng là đứa nào cũng nói.

Từ khi bá tước Cavour qua đời, Hội đồng thành phố không gây trở ngại nào nữa, ngược lại, cho tới năm 1877, luôn giúp chúng ta.

3- Cả những người mù chữ cũng có quyền tới đi học

Bản văn căn bản: giáo lý

Ngay từ lúc khởi sự Nguyện xá tại nhà thờ thánh Phanxicô Assisi, cha đã hiểu tầm quan trọng cần có lớp học. Một số đứa đã lớn tuổi thế mà chưa biết chút gì về đạo giáo. Kiểu học các bài học giáo lý bình thường bằng việc nghe mà thôi khiến chúng chán ngán và không ích lợi. Sau vài bài, cha không thấy bóng dáng chúng đâu nữa.

I

Lúc đó cha đã nghĩ tới việc tổ chức một chút việc học nghiêm túc, nhưng cha chưa có chỗ và chưa tìm được các giáo viên phụ giúp. Cha không thể thực hiện được.

Tại nhà Mương Náu và tại nhà Moretta, cha đã bắt đầu lớp học Chúa nhật đều đặn, rồi sau đó lớp học tối.

Để đạt được kết quả tốt, mỗi chủ đề chỉ thực hiện một lần. Lấy thí dụ: trong hai Chúa nhật, các em được ôn lại alphahet và cách hình thành các âm. Rồi sau đó, lấy cuốn giáo lý nhỏ, các cha đọc và lập lại hai câu hỏi và câu trả lời đầu tiên nhiều lần, đến độ cuối cùng các em có thể đọc được trôi chảy. Đây cũng lò bài học trong tuần. Chúa nhật sau thêm một câu hỏi và một cồu trả lời khác. Theo cách thức này, trong khoảng thời gian tám Chúa nhật, cha đã làm cho một số đứa có thể tự đọc và học toàn bộ mấy trang giáo lý. Như thể lợi được thời gian, nhất là đối với những em đã lớn tuổi. Với những bài học giáo lý thông thường bằng việc ‘nghe xuông, chúng phải dùng nhiều năm để có được một hiểu biết đầy đủ để có thể xưng tội.

Đọc, viết, học đạo

Đối với nhiều em, lớp học Chúa nhật đem lại kết quả tốt đẹp đối với một số em khác, như thế không đủ, bởi vì chúng không có trí nhớ tốt: từ Chúa nhật này tới Chúa nhật sau, chúng quên hết những gì đã học. Nhận thấy điều đó, cha đã bắt đầu mở các lớp mỗi tối: cha đã bắt đầu tại nhà Nương Máu, khi qua nhà Moretta thì đều đặn hơn, và tới nhà Valdocco nơi ở ổn định, thì trở nên hoàn hảo hơn nhiều.

Các lớp tối thường xuyên đã đem lại những kết quả tốt: khích lệ nhiều thanh thiếu niên tới để học đọc và viết, điều mà chúng rất cần; đồng đội cũng cống hiến cho tất cả sự tiện lợi để học đạo điều tạo nên mục đích chính của công cuộc mà cha thực hiện.

Thời của các “thầy giáo nhỏ”

Có thể nói rằng, mỗi ngày, cha phải mở thêm các lớp mới Tìm đâu ra giáo viên? Cha sử dụng hệ thống này: chính cha đích thân dạy cho một nhóm thanh thiếu niên. Cha dạy miễn phí tiếng Ý, tiếng Latinh, tiếng Pháp, toán. Cha chỉ đặt một điều kiện duy nhất: chúng sẽ phụ giúp cha để dạy giáo lý, để dạy lớp Chúa nhật và lớp tối. Các “thầy giáo nhỏ” này lúc đầu có khoảng tám hay mười người, nhưng dần dần con số này tăng lên. Từ chúng, bắt đầu điện “sinh viên” (từ năm 1850 trong Nguyện xá cùng với diện “học nghề”). ..

Các “thầy giáo nhỏ” bắt đầu giúp cha ngay từ khi cha còn ở Học viện tại nhà thở thánh Phanxicô Assisi. Lúc đó chúng là những đứa trẻ, bây giờ đã có địa vị với công việc tốt trong thành phố. Cha nhớ tới Giovanni Coriasco, hiện đang là thầy dạy mộc, Felice Vergnando, buôn bán len vải, Paolo Delíino, giáo sư dạy kỹ thuật.

Lúc ở nhà Nương Náu, cha cũng có những người phụ giúp: Antonio Melanotte, bây giờ là chủ bán đồ vật dụng, Giovanni Melanotte, sản xuất kẹo, Felice Ferrero, người trung gian, Pietro Ferrero, nhà sáng tác nhạc, Giovanni Piola, chủ một xưởng mộc. Cùng với họ, còn có Lui Genta, Vittorio Mogna và những người khác, tuy nhiên họ không giữ lời hứa giúp đỡ cha. Để dạy học cho họ, cha tốn phí nhiều thời giờ và tiền bạc, không may vào lúc bắt đầu có thể giúp cha, phần lớn đã bỏ cha.

Cùng với các em này còn có một số giáo hữu tốt ở Torino. Họ đã giúp cha trong thời gian rất dài: Giuseppe Gagliardi và Giuseppe Fino, buôn bán đồ gia dụng, Vittorio Ritner, thợ bạc, và nhiều người khác. Một số linh mục giúp cha đặc biệt trong việc cử hành thánh lễ, giảng và các lớp giáo lý cho những em lớn.

Tại sao Don Bosco viết Lịch sử thánh và đã viết thế nào?

Cha gộp một khó khăn rất lớn trong các sách học. Sau khi học xong cuốn giáo lý nhỏ, không có cuốn sách nào khác làm sách giáo khoa dạy đạo và dạy chữ. Cho đã xem xét tất cả những cuốn “Lịch sử thánh” dùng trong các trường học, nhưng không thấy cuốn nào phù hợp cho các học sinh của chúng ta. Những khuyết điểm thường gặp là: từ ngữ dùng không bình dân, những truyện kể không phù hợp cho các người trẻ, các vấn đề không hấp dẫn người trẻ và lại còn dài nữa. Nhiều câu chuyện được thuật lại với cách thức có thể làm thương tổn sự nhạy cảm luân lý của tuổi trẻ. Hơn nữa hầu như chẳng ai quan tâm nêu ra những điểm nền tảng về đức tin. Các câu chuyện dạy về sự thờ phượng bên ngoài mà chúng ta phải dâng lên Thiên Chúa, về sự hiện hữu của luyện ngục, về việc Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể và Giải tội bị bỏ quên.

Cái thời mà chúng phải sống đó, người ta đòi phải tuyệt đối loại bỏ giáo dục Kitô giáo. Vì lẽ đó, cha đặt mình viết một cuốn “Lịch sử thánh” với một lối viết bình dân, từ ngữ dễ hiểu, và tránh những khuyết điểm cha đã kể trên. Và thế là cuốn Lịch sử thánh dành cho các trường học được sinh ra. Cha không có ý viết một cuốn sách trau truốt, nhưng cha đặt vào trong công việc tất cả thiện chí của mình để làm ích cho người ktrẻ.

Sau mấy tháng dạy học, cha bắt đầu cho thi thử về việc dạy học ngày lễ. Trước sự hiện diện của các nhân vật tiếng tăm như Viện phụ Aporti, ìigài công tước Boncompagni, ngài phó thị trưởng Pietro Baricco, ngài giáo sư đại học Giuseppe Rayneri, các học sinh được chất vấn về lịch sử thánh và địa lý Palestina. Các câu trả lời của chúng làm nổ ra các tràng pháo tay tán thưởng.

Từ ngoài đường cho tới sách vở

Được khích lệ bởi thành quả tốt đẹp của các lớp tối, nên ngoài việc đọc và viết, bắt đầu thêm vào môn toán và hội hoạ. Đây là lần đầu tiên trong khu vực này các lớp tối bình dân được thực hiện. Nhiều người khi nói đến, coi như một điều rất mới mẻ. Các giáo sư và các nhân vật có tiếng tới quan sát phương pháp này.Chính Hội đồng thành phố Torino gởi một ủy ban do ngài Giuseppe Dupré chủ tọa tới quan sát xem kết quả có đúng như người ta đồn thổi không. Các uỷ viên khảo hạch các học sinh cách phát âm tiếng Ý, làm toán, đọc bài văn. Sau cùng họ tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy đám trẻ trước kia mù chữ cho tới năm 18, 20 tuổi mà nay chỉ trong vài tháng lại tiến bộ nhanh chóng trong giáo dục và học tập. Điều làm cho qúi ngài đó thích thú là thấy vào buổi tối, đông đảo thanh thiếu niên chăm chú trên những cuốn sách, đang khi biết bao kẻ khác thì lang thang trên đường phố.

Họ tường trình lên Hội đồng thành phố rằng Nguyện xá đáng được thưởng 300 lire, và phần thưởng này được trao tặng mãi cho tới năm 1870. Từ năm đó bị đình lại và trao cho một cơ sở khác. Cha chưa bao giờ biết được lý do tại sao.

Thời bấy giờ, ngài Gonella là giám đốc của công cuộc Người khất thực có, học vấn (La Mendicità Istruita, thành lập năm 1783 để giáo dục giới bình dân), ông rất nổi tiếng ở Torino là một con người đầy đức tin và đức ái. Ông cũng nhiều lần đến thăm trường của cha, và năm sau đó ông mở những lớp tương tự, áp dụng cũng một phương pháp trong cơ sở của ông. Khi nói chuyện với các vị quản lý của cơ sở Người khất thực có học vấn về Nguyện xá và về điều kiện kinh tế eo hẹp cha và các em gặp phải, họ trao cho cha một phần thưởng giá trị 1000 lire.

Kể cả Hội đồng thành phố cũng bắt chước phương pháp của cha. Trong vài năm, các lớp tối được quảng bá trong tất cả các thành phố chính của Piemonte.

Một cuốn kinh và một cuốn sách toán

Đang khi đó càng ngày cha càng nhận thấy một nhu cầu mới: một cuốn sách kinh và suy niệm phù hợp cho các người trẻ trong thời chúng ta. Có rất nhiều sách đâ chuyền tay. Cũng có cả các tác già danh tiếng. Nhưng nói chung các tác giả không lưu tâm đến các độc già trẻ tuổi, và, đầy lòng kính trọng, họ tìm cách phục vụ các người Công giáo, Do thái giáo và Tin lành.

Cha còn thấy một điều khác nữa: đó là các người Tin Lành khôn khéo tìm cách lẩn vào trong người của chúng ta. ý thức về nguy hiểm này, cha đã soạn ra một cuốn sách dựa vào Kinh thánh, phù hợp với các người trẻ, đổ nuôi duỡng đức tin cùa chúng. Phải trình bày các chân lý nền tảng cùa đạo Công giáo một cách thật ngắn gọn và sóng sủa. Cha đặt tên cho cuốn sách là Người thanh niên được trang bị.5

•’ Tựa đề đầy đủ là (theo như việc sử dụng lời đó) Người thanh niên được trang bị để thực hành các bổn phận lòng đạo đức kitô giáo. Cuốn sách này được phổ biến một cách vượi mức. Thoạt tiên có vẻ “một thủ bản đơn giàn về kinh nguyện và thực hành đạo đức”. Nhưng Don Bosco đã soạn nó để trở thành “một cách thức áp dụng vào cuộc sống; cả việc phẩm lòng đạo đức; cả việc phần giáo huấn đi được nhắm tới một thái độ tôn giáo để hiểu chính mình, hiểu tạo vật, hiểu tương lai từ khi còn niên thiếu, hiểu những biểu hiện hằng ngày của cuộc sống; cũng như phần trình bày về Các nền tảng của đạo Công giáo, một thứ hộ giáo nho nhỏ được thêm vào trong cuốn Người thanh niên được trang bị từ năm 1851″ (P. Stclla, Don Bosco, vol I)

Cũng một nhu cầu tương tự đối với việc dạy toán và hệ thống đo lường thập phân.6 Việc sử dụng chính thức hệ thống này sẽ phải bắt đầu từ năm 1850, nhưng trong năm 1846 các trường học đã bắt đầu dạy rồi, và thiếu các sách giáo khoa. Thế là cha đã viết cuốn sách nhỏ Hệ thống mét thập phân rút gọn đơn giản.

4. Cái đêm Don Bosco phải chết

Tìm Don Bosco giữa các vườn nho ở Sassi

Cha có quá nhiều nhiệm vụ. Làm việc trong các nhà tù, trong nhà thương Cottolengo, tại nhà Nương Náu, tại Nguyện xá, trong các lớp học. Cha phải ăn cắp giờ ban tối để soạn các sách mà thanh thiếu niên cần. Sức khoẻ của cha, vốn chưa bao giờ tráng kiện, trở nên tệ hơn đến độ các bác sĩ ra lệnh cho cha phải nghỉ hoàn toàn.

Cha Borel, người rất qúi mến cha, gởi cha đi nghỉ vài tuần tại nhà một cha xứ Sassi (ở chân ngọn đồi Superga). Trong tuần nghỉ, ngày Chúa nhật cha trở lại Nguyện xá làm việc. Nhưng chẳng mấy chốc giải pháp này không tỏ ra tốt đẹp. Hết nhóm này tới nhóm kia, các thanh thiếu niên tới thăm cha ngày càng nhiều. Cả các thanh thiếu niên ở Sassi cũng bắt đầu tới với cha. Cuối cùng thi cha còn bận bịu hơn cả ở Torino, đang khi đó những bạn nhỏ

của cha phải đi cả bốn cây số để đến gặp cha.

%

%t

6 ở Piemonte lúc đó có nhiều cách đo lường khác nhau giữa tỉnh này với tỉnh kia, thậm chí Từ vùng này vỚi vùng kia. Đo lường STAIO và moggio(lấy ví dụ) có cả mười kích thước khác nhau, bởi thế cách tính tóan vô cùng phức lạp và khó khăn. Trong bộ luật Napolcon, được đưa vào Picmontc (hời quần Pháp xăm lược, áp đặt cho tất cả hộ thống mét thập phân. Hộ thống này dù vậy chậm phổ biến. Chỉ từ ngày 11 tháng Chín I845 một chỉ thị của nhà vua xoá bỏ mọi cân đo cũ, và đưa hộ thống mới vào (trong các trường học. Việc sử dụng chính thức sẽ được áp dụng trong các trường công từ l tháng Giêng 1850.

Không chỉ các thanh thiếu niên của Nguyện xá đi bộ tới tận Sassi. Chẳng mấy chốc, cùng với chúng có cả các học sinh của các Sư huynh Lasan. Đây là một trong nhiều giai thoại.

Các học sinh của trường “thánh Barbara”, nơi các Sư huynh dạy học, chúng đã hoàn tất kỳ tĩnh tâm. Bởi vì chúng đã quen xưng tội với cha, nên đến cuối tuần tĩnh tâm chứng kéo nhau đông đào tới Nguyện xá tìm cha. Người ta bảo chúng rằng cha ở Sassi, thế là chúng kéo nhau đi, ra xa khỏi thành phố bốn cây số, như cha đã nói. Chúng gặp mưa rồi lại không biết đường. Cuối cùng thì chúng lang thang giữa những cánh đồng và vườn nho để tìm Don Bosco. Sau cùng chúng tới được, bốn trăm đứa tới nơi, kiệt sức vì đi bộ và vì đói, mồ hôi nhễ nhãi, bùn đất đầy mình, nhưng cha quyết định giải tội cho chúng.

Chúng bảo cha: – Chúng con đã tĩnh tâm rồi. Chúng con muốn thành người tốt, chúng con muốn xưng tội. Chúng con đã xin các giáo sư phép để đi xưng tội với cha.

Đám trẻ ấy đi đâu mất rồi?

Có lẽ rằng cha mẹ và các thầy giáo đã lo lắng chờ đợi chúng. Cần phải đưa chúng về trường sớm bao có thể. Cha cố thuyết phục chúng nhưng không thành công: chúng nói chúng tới để xưng tội. Cha thu xếp bốn linh mục: cha xứ, cha phó, một cha giáo sư và cha. Nhưng có lẽ lúc đó cần tới mười lăm linh mục.

Lúc đó cũng cần phải nghĩ tới cơn đói và sự kiệt sức của đám trẻ ấy. Cha Abbondioli, quản xứ dọn ra cho chúng tất cả những gì ngài còn trong kho: bánh mình, polenta, cơm, đậu, khoai tây, phó mát, trái cây.

Còn ở trường học, một số người bắt đầu lo lắng. Để kết thúc trọng thể cuộc tĩnh tâm, tất cả các giáo sư, các vị giảng phòng, một số khách mời đã tụ họp. Phải cử hành thánh lễ và cho các thanh thiếu niên rước lễ. Nhưng đám trẻ ấy đâu rồi? Một giây phút bối rối, mọi người đứng đờ như chết. Cuối cùng thì đám trẻ từ đâu lại xuất hiện, chúng bi cốm từ đó trở đi không được tái diễn cảnh mất trật tự như thế nữa.

“Tôi sẵn sàng chết”

Sau khi từ Sassi trở về, cha quá kiệt sức. Người ta phải khiêng cha lên giường. Cha bị bệnh nặng: sưng phôi, ho, sốt cao. Trong tám ngày, cha đã tới ranh giới giữa sự sống và cõi chết. Cha đã được trao của ăn đàng và xức dầu bệnh nhân. Cha đã sẵn sàng chết. Cha đau buồn bỏ lại các thanh thiếu niên, nhưng cha hạnh phúc chết khi thấy Nguyện xá được ổn định.

Khi tin tức về bệnh trạng nặng của cha truyền đi, thì giữa các thanh thiếu niên nỗi đau buồn cũng lan ra đến độ không tin nổi. Từng phút, tại cửa phòng cha đều có những nhóm thanh thiếu niên tới. Chúng khóc và hỏi nhau tin tức. Chúhg không muốn ra về: chúng đợi từng phút tin tức về sự bình phục. Cha nghe thấy những câu ma chúng hỏi người y tá, và cha xúc động.

Tinh cảm dành cho cha đã khiến chúng làm những việc anh hùng. Chúng cầu nguyện, ăn chay, tham dự thánh lễ và rước lễ. Chúng ngày đêm thay phiên nhau trong đền thánh Đức Mẹ an ủi. Luôn có một em nào đó cầu nguyện cho cha trước ảnh Đức Mẹ. Buổi sáng những em phải đi làm việc thắp một ngọn nến thay cho chỗ của chúng trước bàn thờ. Nhiều em có giờ tới đây cả trong ngày nữa và lưu lại cho tới tối khuya. Chúng cầu nguyện và khẩn cầu Mẹ của Thiên Chúa xin Mẹ gìn giữ mạng sống Don Bosco đáng thương của chúng.

“Thiên Chúa đã nghe lời chúng”

Nhiều em đã hứa với Đức Mẹ sẽ lần hạt trọn một tháng, có em trọn một năm, một số em suốt cả đời. Ngay cả có em hứa sẽ ăn chay chỉ có bánh và nước lã trong nhiều tháng, nhiều năm, hay cả đời. Cha biết nhiều em thợ nề đã giữ chay ăn bánh mì và nước lã trong nhiều tuần, đang khi vẫn tiếp tục làm việc nặng từ sáng tới chiều. Khi được nghỉ giải lao một chút, chúng đi tới trước Thánh thể. Thiên Chúa đã nhận lời chúng. Đó là một tối thứ bảy, các bác sĩ đã hội ý nhau vả công bố: có thể đó là buổi tối sau cùng của đời cha. Chính cha cũng đã tin như thế, bởi vì cha không còn sức lực và vẫn còn tiếp tục bị xuất huyết. Khi đêm đã khuya cha cảm thấy rất buồn ngủ, và đã thiếp đi. Khi thức giấc, cha thấy mình không còn trong cơn nguy hiểm nữa. Các bác sĩ Botta và Caffasso buổi sáng trở lại thăm cha, họ bào cha hãy đi tạ ơn Đức Mẹ vì ơn đã nhận được.

Tin tức đem lại niềm vui cho các thanh thiếu niên của cha. Chúng không muốn tin điều đó nếu chưa tận mắt nhln thấy cha. Thật thế mấy ngày sau chúng nhìn thấy cha. Chống một cây gậy, cha đi tới Nguyện xá. Chúng ca hát và rơi nước mắt khi tiếp đón cha, đầy xúc động mà chỉ có thể dùng trí tưởng tượng chứ không thể diễn tả bằng lời. Chúng hát bài thánh ca tạ ơn Thiên Chúa, chúng bao trùm lấy cha bằng những tiếng hò reo và phấn khởi.

Cha nhận ra ngay một điều vô cùng quan trọng. Khi cha bị nguy hiểm về tính mạng, do bị thúc đẩy bởi cảm xúc và tinh cảm, nhiều em đã thực hiện những lời khấn và lời hứa lớn lao; mà trên thực tế, không thể nào thi hành nổi. Cha đã đổi những lời hứa ấy thành những việc đơn giản và nhẹ hơn.

Giữa những ngọn đồi của tôi”

Cơn bệnh đó đã hành hạ cha từ đầu tháng bảy năm 1846. Cha vẫn còn ở tại một căn phòng nhỏ trong khu nhà Nương Náu, nhưng cha sắp chuyển sang Valdocco (nơi Nguyện xá đã chuyển tới trước).

Cha trải qua mấy tháng nghỉ dưỡng sức ở gia đình tại Becchi. Cha phải ở lại đó lâu ngày giữa những ngọn đồi, nhưng các nhóm thanh thiếu niên bát đầu tới tìm cha ngày càng nhiều. Cha không thể ở yên được nữa.

Tất cả những người nói chuyện với cha trong thời gian ấy, đều khuyên cha bỏ Toririo và đến nơi nào đó xa hẳn một vài năm, để cho sức khoẻ được hoàn toàn phục hồi. Ngay cả Đức Tổng Giám Mục và cha Cafạsso cũng theo ý kiến này. Nhưng cha quá đau đớn phải bỏ chúng. Sau cùng các ngài cho phép cha trở lại Nguyện xá, nhưng buộc cha không được giải tội hay giảng dạy trong hai năm.

Cha đã không vâng lời. Khi về tới Torino, cha bắt đầu lại công việc như trước, và trong 27 năm, cha chẳng cần tới bác sĩ hay thuốc thang gì nữa. Từ tất cả những điều này, cha đã có một xác tín: làm việc không phải là cái hủy hoại sức khoẻ.

5- Trởlại có mẹ Magarita đi cùng

Tất cả cơ ngơi nằm trong một cái rổ

Cha đã trải qua mấy tháng dưỡng bệnh tại gia đình. Bây giờ cha quyết định trở về với các bạn trẻ thương mến của mình. Mỗi ngày đều có em nào đó tìm đến hay viết cho cha. Chúng bảo: “Mau lên cha ơi.”

Nhưng cha đã bị sa thải khỏi nhà Nương Náu, tôi ở đâu bây giờ? Với phương tiện nào tôi có thể duy trì công cuộc mà mỗi ngày mỗi thêm mệt nhọc và thêm tốn kém? Các người làm việc cho Nguyện xá, và cả chính cha nữa, tất cả cũng phải sống.

Lúc ấy ở nhà Pinardi người ta thu xếp được hai phòng trống, cha đã thuê cho cha và cho mẹ của cha.

Một ngày kia cha nói với bà: – Mẹ à, con phải đi tới ở Valdocco. Con phải kiếm một người giúp việc. Nhưng trong ngôi nhà đó một linh mục không thể tín thác cho người ở đó được. Người duy nhất mà có thể bảo đảm cho con khỏi bị nghi ngờ và mọi điều xấu chính là mẹ.

Bà hiểu được mức độ nghiêm chỉnh của lời cha nói, nên đáp

lại:

– Nếu con nghĩ đây là ý Chúa, thì mẹ sẵn sàng đi.

Mẹ đã hy sinh rất nhiều. Bà không giàu có, nhưng ở gia đình, bà là một nữ hoàng. Người lớn, người nhỏ đều yêu mến bà, vâng lời bà trong mọi sự.

Từ Becchi, cha và mẹ của cha đã chuyển một số đồ vật cần thiết để dọn phòng ở. Một số đồ dùng khác được chuyển từ phòng cha ở tại nhà Nương Náu. Trước khi khởi hành, bà bỏ đầy vào giỏ, quần áo và những thứ cần thiết. Cha thì cầm cuốn sách kinh, sách lễ, một số sách và mây bức tranh. Đó là tất cả tài sản của bà và cha.

Khởi hành đi bộ từ Becchi, hai mẹ của cha và cha dừng chân tại Chieri, và buổi chiều ngày 3 tháng Mười Một 1846, tới Valdocco. Nhìn các căn phòng thiếu thốn mọi sự, bà mỉm cười và nói:

– Ở Becchi mẹ phải lo lắng nhiều để cho nhà cửa ngăn nắp, để ra lệnh ai phải làm cái gì. ở đây mẹ rất là thảnh thơi.

Đồ cưới của mẹ

Nhưng sống ra sao, ăn gì, trả tiền thuê nhà thế nào đây? Nhưng đó chưa phải là hết: mỗi giây phút nhiều đứa trẻ đến xin bánh ăn, giày dép, quần áo. Chúng cần có những thứ đó để có thể đi làm.

Mẹ đã chuyển từ nhà tới một chút rượu nho, bột mì, bắp, đậu. Để trang trải các chi phí đầu tiên, mẹ của cha đã phải bán một vườn nho và mấy thửa ruộng. Bà nhờ gởi tới cho bà đồ cưới mà bà đã giữ kỹ lưỡng cho tới lúc đó. Một số bộ đồ được dùng cho nhà thờ. Vải được làm thành khăn bàn thờ và áo để mặc làm lễ. Tất cả do tay bà Gastaldi 7 thực hiện, người mà từ lúc đó, luôn để tâm tới các nhu cầu của Nguyện xá.

Mẹ của cha cũng có một sợi dây chuyền vàng và mấy cái nhẫn. Bà bán chúng để mua mấy vật dụng cần thiết cho nhà thờ. Vốn là người vui tính, một buổi tối, bà cất tiếng hát: “Khốn cho thế gian – nếu họ coi chúng ta là khách lạ – không có gì. ”

 Madamci Gastaldi là mẹ của kinh sĩ Gastaldi, sau trở thành Giám mục Saluzzo và rồi Tổng giám mục Torino. Don Bosco và cha Gastaldi cùng tuổi, và trong những năm đó họ là bạn thân.

Nhiều lớp học mà ít chỗ

Sau khi sắp xếp sơ nhà cửa, cha thuê thêm một phòng nữa Cha biến nó thành phòng áo. Không có chỗ để làm lớp học, nên trong một thời gian, cha cho dạy học trong nhà bếp và trong phòng của cha. Nhưng trong đám cũng có những kẻ nghịch ngợm làm hư hỏng hay làm lộn xộn mọi sự. Khi chia lớp, cha sắp xếp trong phòng thánh và trong ngôi nhà nguyện nhỏ. Nhưng trong khi một lớp đọc to tiếng, lớp kia lại đang tập hát, và lớp thứ ba thì cóc em đi trễ mới tới nơi, đi bỗng qua nhà thờ. Quả là một sự rối loạn liên tục.

Vài tháng sau, cha mới thuê được thêm hai phòng khác lớp học tối có thể hoạt động tốt hơn.

Như cha đã nói, trong năm 1846-47 các lớp học tối đã đem lại kết quà mỹ mãn. Trung bình có 300 học sinh mỗi buổi tối. Các môn học là ngôn ngữ và toán, nhưng cũng có cả nhạc và hát nửa điều này nơi chúng ta luôn luôn nở rộ.

Note của Don Bosco (viết ở cuối chương này)

Xin lưu ý rằng các lớp buổi tối đầu tiên được mở tại Torino đó là tại nhà Moretta, vào tháng Mười Một 1845. Trong ba lớp, cha đã đón tiếp hơn 200 học sinh.8 Các kết qủa tốt đẹp đạt được khích lệ cha mở lớp trong năm tiếp theo, ngay sau khi tìm được chỗ ổn định ở Valdocco. 1

Trong số các người giúp cha dạy các lớp tối, và sửa soạn cho các em trình diễn và làm kịch, cha phải nhắc tới cha Chiaves, cha Musso và cha Giacinto Carpano.

* “Trong ba lớp cha không thể nhận hơn 200 học sinh”. Một luật của Bộ trưỏng giáo dục ấn định con số tối da là 70 học sinh cho mỗi phòng

 6. “Nhóm trẻ” đầu tiên

Một Qui luật và một Hội lành

Sau cùng thì tại Valdocco mọi người cũng đã có một chỗ ở ổn định. Cha bắt đầu dùng hết thiện chí của mình để thực hiện các sáng kiến nhằm tạo nên trong Nguyện xá sự hiệp nhất trong tinh thần, trong hành động và trong điều hành.

Điều cha làm trước hết là viết một Qui luật. Trong đó cách đơn giản, cha trình bày những điều đã làm ở Nguyện xá, và phải được làm theo cách thức như thế nào. Qui luật này đã được in và bất cứ ai cũng có thể đọc nó.9

ích lợi của cuốn Qui luật nhỏ này rất đáng kể: mỗi người biết điều mình phải làm. Cha để cho mỗi người hoàn toàn lãnh trách nhiệm trong chức vụ của mình. Với cuốn Qui luật, mỗi người đều hiểu rõ đâu là các trách nhiệm được trao phó cho mình. Nhiều Giám mục và cha xứ xin bản luật, và tìm cách đưa công cuộc Nguyện xá vào trong giáo phận và xứ sở minh. .

Sau khi thiết lập được nền móng cho sự hiệp nhất tinh thần và hành động, còn phải có sáng kiến để nhóm lên trong các bạn trẻ tình bạn với Chúa. Vì thế, cha đã lập Hội lành thánh Lui Cha viết ra những luật rất ngắn phù hợp cho một nhóm trẻ và cha trình cho Đức Tổng Giám Mục. Ngài đã đọc, và cũng cho một số người khác đọc để lấy ý kiến. Sau cùng, Đức Tổng Giám Mục khen ngợi, và phê chuẩn ngày 12 tháng Tư 1847, và ban một số ân xá đặc biệt cho thành viên của Hội.10

Hội lành thánh Lui khơi dậy sự phấn khích nơi các thanh thiếu niên. Mọi em đều muốn ghi danh. Cha đặt ra hai điều kiện để có thể được nhận: gương mẫu trong nhà thờ cũng như ở ngoài; tránh các câu chuyện xấu và siêng năng lãnh các bí tích.

 Xin coi cuối chương.

 Xin coi cuối chương.

Hội lành đem lại sự tiếnbộ rất lớn trong đời sống của các thanh thiếu niên.”

Lần đầu tiên Đức Tổng giám mục tới Nguyện

Cha muốn sinh động các thanh thiếu niên đê chúng cử hành sáu Chúa nhật trước lễ thánh Lui cho phấn khởi. Vì thế cha mua một bức tượng thánh nhân, cho may cờ, và tạo điều kiện thuận lợi cho các em xưng tội: bất cứ giờ nào trong ngày chúng đều có thể tới, chiều cũng như tối.

Chưa có em nào trong số các thanh thiếu niên tham gia Nguyện xá đã được lãnh nhận bí tích Thêm Sức. Thế nên cha quyết định chuẩn bị cho tất cả những em nào muốn vào dịp lễ thánh Lui. Một con số đông đảo đã chấp nhận đề nghị. Cha đã thành công trong việc chuẩn bị các em nhờ sự giúp đỡ của nhiều linh mục và người đời. Vào ngày lễ thánh Lui thật sự các em đã sẵn sàng.

Đây là lần đầu tiên Đức Tổng Giám Mục tới thăm Nguyện xá và là lần đầu tiên ngài ban Thêm sức cho các thanh thiếu niên của chúng ta. Phía trước ngôi nhà thờ nhỏ đã chuẩn bị một chiếc lều lịch sự: ở đó mọi người tiếp đón Đức Tổng Giám Mục. Cha đã đọc mấy lời cám ơn, rồi một số thanh thiếu niên trình diễn một hài kịch ngắn lấy tên Một vị tướng của Napoleon. Đó là câu chuyện vui về một vị tướng, người kể cả ngàn điều vui nhộn và bày tỏ sự ngỡ ngàng vào dịp lễ này. Đức Tổng Giám Mục cười vì thích thú. Sau đó ngài nói rằng chưa bao giờ trong đời ngài đã cười nhiều đến thế.

11 Don Bosco ghi ởđiểm nàymột ghi chú ở bên lề . Note như sau: Trongsố những người đã ghi danh vào Hội lành thánh Lui đáng phải kể ra Viện phụ Antonio Rosmini, kinh sĩ Pictro Dc Gaudenzi bây giờ là Giám mục Vigevano, Camillo và Gustavo Cavour, hồng y Anlonucci Tổng giám muc Ancona, Đức Giáo hoàng Pio IX, Dức Mong Y Antonclli và nhiều người khác”. Hiển nhiên tất cả những nhân vật này là “tành viên danh dự”.

Rồi ngài nói với mọi người, ngài tỏ ra vui mừng vì thay Nguyện xá phát triển. Ngài khuyến khích tất cả hãy tới Nguyện xá, và cám ơn vì mọi người đã tổ chức lễ tiếp đón ngài.

Mgài cử hành thánh lễ, trong đó hơn ba trăm em rước lễ, rồi ban phép Thêm Sức. Vào lúc bắt đầu nghi lễ, ngài quên mất rằng đây không phải là nhà thờ chính tòa, nên khi mang chiếc mũ đại trào ngài đứng lên, chiếc mũ đụng vào trần nhà. Cả Đức Tông Giám Mục lẫn mọi người đều bật cười. Đức Tổng Giám Mục thường kể lại giai thoại này, và thích thú khi nhớ về Nguyện xá của chúng ta. Viện phụ Rosmini so sánh công cuộc của chúng ta với các công cuộc truyền giáo ở vùng đất xa xôi.

Những “biên bản” quý giá

Cùng với Đức tổng giám mục Fransoni cũng có hai kinh sĩ của nhà thờ chính toà và nhiều linh mục khác. Khi Đức Tổng Giám Mục ban Thêm sức, họ viết nhiều biên bản. Bên cạnh họ và tên của mỗi em chịu thêm sức, cũng ghi nơi và ngày, tên Đức Tổng Giám Mục và người đỡ đầu. Cuối cùng, những biên bản ấy được phân phối cho các giáo xứ khác nhau (nơi các em sống). Chúng đã được đưa tới Giáo phủ (Curia) và cho các các cha xứ liên hệ.12

12 Don Bosco ghi chú cẩn thận việc này, bởi vì nó có nghĩa là Đức Tổng GiámMục thực tế đã phê chuẩn Nguyện xá nhưmột “giáo xứ cho các trẻ bị bỏ rơi”, và xác nhận sự ủng hộ của ngài đối với Don Bosco trước mặt các cha xứ, là những người vốn vẫn còn chưa yên trí.

Trích Qui luật

Có hai trang rất ý nghĩa, hai trang (được trình bày trong Memorie Biografiche III, 91) giúp hiểu tinh thần của mỗi nguyện xá Salêdiêng. Chúng tôi đưa lại nơi đây.

“Mục đích của Nguyện xá ngày lễ là giữ cho giới trẻ trong các ngày lễ được giải trí vui vẻ và lành mạnh sau khi đã tham dự các phận vụ thánh trong nhà thờ.

  •  Giữ chogiới trẻ trong các ngàylễ; bởi vì nhắm đặc biệt tới các người thợ trẻ. Vào các ngày lễ, các em đặc biệt gằp nhiều nguy hiểm về tinh thần và thể xác; nhưng không loại trừ các sinh viên muốn tới dự trong các ngày lễ và các ngày nghỉ học.
  •  Giải trí vui vẻ và lành mạnh’, việc giải trí nhằm thực sự đến giải trí, chứ không nhằm trấn áp. Bởi thế  không cho phép các trò chơi, chạy nhảy và bất cứ hình thức giải trí nào có nguy hại cho sức khỏe hay cho luân lý của học sinh.

3 Sau khi đã tham dự các phận vụ thánh trong nhà thờ; bởi thế việc dạy đạo là mục tiêu hàng đầu. cái còn lại là phụ giúp cũng như là cái lôi cuốn các thanh thiếu niên tới.

Nguyện xá này được đặi dưới sự bào trợ của thánh Phanxicô Salê, bởi vì những người có ý hướng hiến thân trong việc này phải nhìn vào thánh nhân như mẫu gương đức ái, cung cách tốt lành, là nguồn phát sinh những hoa trái mà người ta kỳ vọng từ công cuộc Các Nguyện xá.”

Các điều kiệu để chấp nhận người trẻ vào Nguyện xá (chương II của phần II).

1. Mục đích của Nguyện xá này để giữ cho giới trẻ khỏi sự nhàn rỗi và bạn bè xấu nhất là trong các ngày lễ, tất cả đều có thể được nhận vào Nguyện xá không phân biệt Cấp bậc và hoàn cảnh

2. Tuy nhiên, những em nghèo. bị bỏ rơi và dốt nát được ưu liên tiếp nhân Và chăm sóc hơn, bởi vì chúng cần được giúp đỡ hơn để được ơn cứu độ.

3, Các em phải được tám tuổi, do dó không nhận các trẻ nhỏ, cũng như các em gây rối và những em không có khả năng hiểu những gì người ta dạy.

4.Sự khiếm khuyết của con người không quan trọng, miễn là đừng có những điều xấu có tính cách lây nhiễm, hoặc có thể gây ra sự ghê lởm cho bạn bè; trong trường hợp này một người mà thôi có thể làm cho nhiều người xa rời Nguyện xá.

5.Các em phải bận bịu với công việc hay nghề nghiệp, bỏi vì sự nhàn rỗi và ở không đưa tới tất cả mọi tật xấu, do đó mà khiến cho việc dạy đạo trở thành vô ích. Ai không có việc làm hay muốn kiếm cho mình công việc, có thể nhờ các người Bảo trợ, em đó sẽ được giúp đỡ

6.Khi một em vào trong Nguyện xá này, em phải nhớ rằng đây hì một nơi đạo giáo có mục đích đào tạo các Kitô hữu tốt và công dân chính trực, bởi đó nghiêm cấm nói lộng ngôn, nói những câu chuyện trái nghịch với đức tin Công giáo. Ai phạm vào những lỗi này, lần thứ nhất sẽ được cảnh cáo trong tình cha con; nếu không sửa mình phải báo cho cha Giám đốc, ngài sẽ đuổi em khỏi Nguyện xá.

7.Những trẻ cm nghịch ngội cũng có thể được tiếp nhận, miễn là các em đó không gây nên gương xấu, và tỏ cho thấy ý muốn thăng tiến.

8.Vào sinh hoạt hay ở trong Nguyện xá thì miễn phí. Ai muốn gia nhập vào một

Hội lành nào đó, có thể ghi danh vào các hội qui luật đã được nêu ra.

9.Mọi người đều tự do để tham dự Nguyện xá, nhưng phải giữ kỷ luật (do?) những người có trách nhiệm; lưu tâm đến thái độ xứng hợp trong khi chơi, trong khi ở nhà thờ và cả ở ngoài Nguyện xá”.

Hội thánh Lui

Qui luật của Hội thánh Lui gồm có 7 điều, chúng tôi trích ra đây (xcm M.B. III, 216-217).

1. Bởi vì thánh Lui là một mẫu gương đờii sống, cũng thế những ai muốn ghi danh vào Hội phải ra sức tránh hết những gì có thể gây nên gương xấu, hơn nữa chăm lo

7. Đứa trẻ mồ côi đầu tiên đến từ Valsesia

Những tên trộm trên căn gác nhỏ

Đang khi tổ chức dạy đạo và dạy học, cha buộc phải nghĩ tới một nhu cầu cấp bách khác. Nhiều thanh thiếu niên di dân tới Torino rất muốn làm việc và sống đời Kitô hữu tốt. Nhưng chúng gặp nhiều khó khăn nghiêm trọng: thời gian đầu chúng không có cơm ăn áo mặc cần thiết. Nhất là chúng không có nơi ở Cha đã thử cho vài em không có nơi ở, được ngủ lại. Cha sửa soạn một gian nhỏ, với rơm và kiếm cái gì đó để đáp. Nhưng chúng là những đứa trẻ nghèo khổ: nhiều lần chúng đã ăn cắp chăn mền và những tấm vải. Sau cùng chúng mang cả rơm đi bán nữa.

làm gương tốt trong mọi sự, nhất là trong việc chu toàn xác đáng mọi bổn phận Kitô hữu. Thánh Lui ngay từ khi còn nhỏ đã chính xác chu toàn mọi bổn phạn, yêu mến thực hành các việc đạo đức, tỏ lòng đạo đức đến độ trong nhà thờ, dân chúng chạy tới xem dáng điệu khiêm tốn và tập trung của ngài.

  1. Cứ mỗi 15 ngày, mỗi hội viên sẽ đi xưng tội và rước lễ. đây là những vũ khí nhờ đó mà chiến thắng ma quỷ. Thánh Lui khi còn trẻ đã lãnh nhận các bí tích này mỗi tám ngày, và khi lớn hơn, ngài cần lãnh nhận thường xuyên hơn nữa. Ai vì lý do nào đó không Ihc chu toàn điều này, với sự bàn hỏi với vị Hướng dẫn của Hội, có thể đổi thành một việc đạo đức khác. Ngoài ra các người đã ghi danh vào Hội nên thường xuyên lãnh các bí tích, tham dự các phận vụ thánh trong gian nhà Nguyện của họ đc giúp xây dựng các bạn.

3. Xa tránh như bệnh dịch các bạn xấu, và xa tránh các câu chuyện thô tục. Thánh Lui đã không chỉ tránh những câu chuyện ấy mà còn là người nhân đức đến độ trước mặt ngài không một ai dám nói ra những lời vô ý vô tứ.

4. Thực thi đức ái bao có thể cho các bạn, sẵn lòng tha thứ những xúc phạm.

Thánh Lui đã làm bạn ngay cả đối với người xúc phạm đến mình.

5. Dấn thân để giữ trật tự trong Nhà Chúa, làm cho người khác yêu mến các nhân đức và đưa họ tới ghi danh vào Hội. Thánh Lui đã hy sinh phục vụ những người mắc bệnh dịch, khiến ngài lây bệnh và chết.

6.Chăm chỉ làm việc và chu toàn các bổn phận, vâng lời cách mau mắn cha mẹ và các be trên.

  • Khi có một hội viên bị bệnh, mỗi người sẽ gia tăng cầu nguyện cho họ và giúp họ cả trong những vấn đề vật chất, phù hợp với sức lực mình”.