Hôm nay Lễ Kính Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu (24/04)
本日は「扶助者聖マリア」の記念日です(5月24日)

Lễ Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu được kính nhớ vào ngày 24 tháng 5 do Đức Giáo Hoàng Piô VII thiết lập năm 1815. Ngày Lễ này làm chúng ta liên tưởng đến biến cố lịch sử đầy đau thương nhưng cũng đầy hy vọng của Giáo Hội qua sự can thiệp mạnh mẽ của Đức Mẹ. Ngày 2 tháng 12 năm 1804 tại nhà thờ Đức Bà Napoleon đăng quang hoàng đế nước Pháp. Tham vọng của ông là chiếm và đóng quân trong lãnh thổ các quốc lân lận và thành lập các nước chiêu hầu… Ông sát nhập lãnh thổ thuộc quyền cai quản của Giáo Hoàng, kiểm soát nhân sự và cơ cấu Giáo Hội. Ông còn muốn lập “Một Giáo hội quốc gia” và ép các Giám mục, Linh mục tuyên thệ trung thành với ông… Nhưng nhiều tín hữu và tu sĩ đã kiên quyết trung thành với Đức Giáo Hoàng, chấp nhận tù tội, lưu đày và tử đạo… Năm 1809, Napoleon đưa quân sang Roma và sát nhập lãnh thổ Giáo hoàng vào nước Pháp. Ông bắt Đức Giáo Hoàng Piô VII và giam cầm trong nhiều năm (1809–1814) trong lãnh địa nước Pháp. Trong thời gian Đức Giáo Hoàng bị cầm giam giáo dân liên lỉ cầu nguyện và hành động quyết liệt để Đức Giáo Hoàng Pio VII được trở về Roma như: -Tham dự Thánh lễ, Chầu Thánh Thể, đọc Kinh Mân Côi để cầu xin Đức Mẹ can thiệp cho Giáo hoàng được tự do. -Các nữ tu chiêm niệm, dòng Đaminh, dòng Phanxicô… có những chiến dịch cầu nguyện liên tục. Các dòng tu khác cũng vậy. -Nhiều tín hữu can đảm ký thỉnh nguyện thư đòi trả tự do cho Giáo hoàng. Như một phép lạ ngày 24 tháng 5 năm 1814 Đức Giáo Hoàng Pio VII được giải thoát một cách kỳ diệu và trở về Roma an toàn, Đức Giáo Hoàng Piô VII đã nhận ra bàn tay che chở của Đức Mẹ trong biến cố đó. Để tạ ơn Thiên Chúa và tri ân Đức Mẹ Maria, là Đấng mà ngài tin đã bảo vệ Giáo hội trong cơn bách hại và giữ gìn ngài trong thời gian lưu đày, ngài đã thiết lập lễ kính Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu (Maria Auxilium Christianorum) vào chính ngày 24 tháng 5 hằng năm và chúng ta mừng ngày hôm nay. Từ đó, tước hiệu này ngày càng được yêu mến. Thánh Gioan Bosco phổ biến rộng rãi trong thế kỷ 19, và Dòng Salêdiêng do ngài sáng lập đã chọn Đức Mẹ Phù Hộ làm Bổn mạng và Don Bosco cùng Thánh Maria Mazarello sáng lập dòng “Con Đức Mẹ Phù Hộ”. …………………………………………………. Kinh cầu cùng Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu Lạy Rất Thánh Đồng Trinh Maria, Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu, Mẹ là Đấng toàn năng nơi Thiên Chúa, Mẹ là Mẹ chúng con, Chúng con chạy đến cùng Mẹ trong giờ này, khi Hội Thánh và các linh hồn đang bị thử thách khắp nơi. Xin Mẹ đoái thương nhìn đến chúng con, cầu bầu cho chúng con trước ngai tòa Thiên Chúa, và ban cho chúng con sức mạnh, lòng can đảm, và niềm trông cậy trong Chúa Kitô. Xin Mẹ phù hộ các vị Mục tử trong Hội Thánh, đặc biệt là Đức Giáo hoàng, các Giám mục, Linh mục, để các ngài trung thành hướng dẫn đoàn chiên Chúa. Xin Mẹ chở che người trẻ, các gia đình, và gìn giữ mọi con cái Mẹ trong ân sủng Chúa. Lạy Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu, xin cầu cho chúng con. Amen. | 「扶助者聖マリア」の記念日は、1815年に教皇ピウス7世によって制定されました。 この祝日は、悲しみと困難の中にも希望の光が差し込んだ歴史的出来事と、聖母マリアの力強い取り次ぎを私たちに思い起こさせます。 1804年12月2日、ナポレオン・ボナパルトはパリのノートルダム大聖堂でフランス皇帝として戴冠しました。彼の野望は、隣国の領土を征服し、従属国を設立することでした。その過程で彼は教皇の統治する教皇領を併合し、教会の人事と組織にも干渉しました。さらには「国立教会」を設立しようとし、司教や司祭に自身への忠誠を誓わせようとしました。 しかし、多くの信者や修道者たちは、教皇への忠誠を貫き、投獄や流刑、さらには殉教をも受け入れました。 1809年、ナポレオンはローマに軍を送り、教皇領をフランスに併合し、教皇ピウス7世を逮捕してフランス国内で長年(1809年〜1814年)幽閉しました。 その間、世界中のカトリック信者たちは、教皇がローマに戻れるようにと熱心に祈り、行動を起こしました: • ミサ、聖体礼拝、ロザリオの祈りを通して、聖母マリアの取り次ぎを願った。 • 修道会などが祈りの連鎖を組んで続けた。 • 多くの信者が勇気を持って教皇解放の嘆願書に署名した。 そして、奇跡的に、1814年5月24日、教皇ピウス7世は自由の身となり、無事にローマへと帰還しました。この出来事の中に、教皇は確かに聖母マリアの守りと導きを信じたのです。 神への感謝と、教会とご自身を守ってくださった聖母マリアへの深い感謝を込めて、教皇ピウス7世は毎年5月24日を「扶助者聖マリア」の記念日と定めました。 この称号はその後ますます愛されるようになり、特に19世紀には聖ヨハネ・ボスコによって広まりました。彼が創設したサレジオ会はこの聖母を会の保護者として選び、聖マリア・マザレロと共に「扶助者聖母会」を創立しました。 ________________ 扶助者聖マリアにご保護を願う祈り 扶助者聖マリア、ご保護のもとにわたしたちは身をゆだねます。あなたの力強い助けを示し、あらゆる危険、災いからこの家を守り、わたしたちに健康と平和をお与えください。 信仰においてこの家族の心を一致させ、愛に生き、ゆるしを行う者としていつも神に感謝することができますように、助け導いてください。 あなたのみ手にゆだねる日ごとの喜びも悲しみも、未来への希望とともに、父なる神におささげください。 扶助者聖マリア、わたしたちを導き、善の道を歩ませ、あらゆる罪から遠ざけてください。 アーメン。 |