Chứng Nhân Đức Tin Julia

Chứng Nhân Đức Tin Julia

Đảo Ooshima cách Tokyo chừng 150 Km, là nơi cô Julia Ota người Công Giáo bị đày ra đảo này năm 1612 vì cô không chối bỏ đức tin Công giáo và vì cô bảo vệ đức khiết tịnh. Theo tài liệu, Cô Julia trung thành với đức tin Công Giáo cho đến hơi thở cuối cùng và rất xứng đáng được gọi là môn đệ Chúa Giesu.

Lược sử của Julia Ota:
Có một phụ nữ Công giáo bị đày đến Oshi…Kozushima trong thời kỳ Tokugawa Ieyasu (徳川家康, 31/1/ 1543- 1/7/1616) cai trị. Tên của cô ấy là Julia Ota. Có rất nhiều điều bí ẩn trong cuộc đời của Cô, các nhà truyền giáo thời đó đều đánh giá cao lòng dũng cảm của Cô khi tra xét nhiều bản ghi chép khác nhau về Cô. Ngày nay, có một cây Thánh giá cao được dựng lên bên bờ biển của đảo Oshima, và một tháp mộ bí ẩn được tìm thấy trên đảo Kozushima. Hình dạng tháp mộ này khá khác biệt với những ngôi mộ của Nhật hay có thể nói; chưa từng có ngôi mộ với hình dạng này trên đất Nhật Bản.

Sự điên rồ của Hideyoshi Toyotomi (豊臣 秀吉, 17/3/1537–18/9/1598), -Xâm lược Hàn Quốc-
Vào tháng 4 năm 1592, Hideyoshi khởi cuộc xâm lược sang Triều Tiên bắt đầu. Hideyoshi, người có tham vọng bá chủ thiên hạ trên quần đảo Nhật và tìm cách kiểm soát bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc và Philippines.
Kết cuộc là, năm 1597, hơn 50.000 người Hàn Quốc đã bị đưa đến Nhật lao động. Về sau họ trở thành những người sáng lập ra đồ gốm tiêu biểu ở nhiều vùng khác nhau của Kyushu, Yamaguchi, Okinawa, v.v. Họ cũng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp trong lãnh thổ của các lãnh chúa (daimyo-大名). Nhiều người bị bán ra nước ngoài làm nô lệ. Ngay cả lãnh chúa Kito giáo Konishi Yukinaga cũng đã dùng người Triều Tiên để làm việc trên lãnh thổ của ông.
Trong số những người bị đưa sang Nhật có Julia. Julia được cho là con của một người Hàn Quốc, cha cô đã chết trong trận chiến hoặc tự vẫn, hoặc con gái của người bị bắt làm tù binh hoặc làm con tin. Không tìm thấy tài liệu về năm sinh, tên thật, dòng họ của cô. “Julia” dường như là một tên rửa tội, và “Ota(a)” có thể là tên tiếng Nhật và là con nuôi của lãnh chúa Công giáo Konishi Yukinaga.
Julia Ota, người lớn lên trong gia đình lãnh chúa Konishi (小西 行長, 1558- 6/11/1600)
Julia, người được đưa đến Thành Uto ở Higo (Kumamoto), lãnh thổ của Konishi. Lúc bấy giờ cô là một cô bé sáu hoặc bảy tuổi. Cô được chăm sóc trong gia đình lãnh chúa Công giáo, có thể cô nhận tích rửa tội trong thời gian sống và phục vụ gia đình công giáo này.

Tham vọng của Ieyasu
Ba nhân vật quan trọng mang tham vọng “đệ nhất thiên hạ” (thống nhất bán đảo Nhật Bản là):
-Oda Nobunaga (23/6/1534 – 21/6/1582), Nobunaga ưu ái Kito giáo một cách đặc biệt. Ông ủng hộ các sinh hoạt công giáo và cho phép mở chủng viện để đào tạo linh mục tu sĩ trong lãnh thổ của ông.
-Toyotomi Hideyoshi (17/3/1537 – 18/9/1598), luật cấm đạo của Hideyoshi đã đưa đến cái chết của 26 người Kito giáo và giáo sĩ công giáo. (26 Thánh Tử đạo Tại Nagasaki năm 1597). Sau khi Hideyoshi qua đời các lãnh chúa buộc phải gửi quân sang Bán đảo Triều tiên đã trở về lãnh thổ của họ.
-Tokugawa Ieyasu (31/1/1543 – 1/6/1616)
Khi Hideyoshi qua đời thì Ieyasu tiếp tục theo đuổi giấc mơ “đệ nhất thiên hạ”, và quyền lực đã vào tay ông. Khi lấy được ảnh hưởng quyền lực đệ nhất trên bán đảo Nhật Ieyasu xây thành tại Edo (3/1603/Tokyo) và tự xưng là tướng quân (将軍). Lúc bấy giờ cha nuôi của Julia là Konishiki đã tử vong nên Ieyasu đưa Julia về Edo làm người hầu thành Edo.
Thư gởi về Roma viết về Julia như sau:
“Trong số những người gái hầu của Ieyasu, có một phụ nữ trẻ người Hàn Quốc. Cô ấy sinh ra ở Goryeo (Hàn Quốc), từng phục vụ vợ của Aguschino Tsumoriden (Konishi Yukinaga). Cô là một tín đồ nhiệt thành ban đêm đọc Kinh và mê học giáo lý. Lúc bấy giờ có một nhà nguyện nhỏ được dựng một cách bí mật. Cô lấy cớ để thăm bạn và cô ấy đến nhà nguyện để xưng tội và viếng Mình Thánh Chúa. Đức tin nóng bỏng gây ấn tượng tới những người xung quanh. Cô ấy đã cương quyết: Thà từ bỏ mạng sống còn hơn làm tổn thương đức tin của cô ấy. Cô ấy còn khuyên bảo những người giúp việc khác giữ đạo hoặc theo đạo Công giáo… Cô có một trái tim quảng đại và trong trắng… 21 tháng 3 năm 1612 Bakufu ra lệnh cấm đạo và Julia bị đày ra đảo vì lý do không bỏ đạo và từ chối làm vợ lẻ cho tướng quân Ieyasu.

Julia chấp nhận hình phạt Shimanagasi (Lưu đày) chứ không chối bỏ đức tin Công giáo
Shimanagashi là hình phạt rất năng được ban ra trong thời Edo. Hình phạt này tương đương với hình phạt chung thân.
Thoạt đầu, Ieyasu đày ải Lucia và Clara và khuyên Julia từ bỏ các cô bạn Công giáo bằng mọi cách, nhưng Julia không thể thay đổi tình bạn cũng như tình đồng đạo. Ieyasu còn hứa sẽ tạo điều kiện cho Julia có một tương lại đẹp hơn, nếu cô bỏ đạo. Vào thời điểm đó, Julia sẽ 25 hoặc 26 tuổi. Ieyasu không thuyết phục được Julia. Cuối cùng, ông ra lệnh đày ải Julia ra đảo Ooshima (20/4/1612), vì xem thường ý tốt của tướng quân. Nhưng ông vẫn còn hy vọng cô sẽ đổi ý. nên ông giao Julia cho Mitsumasa Wakisaka, một machi-bugyō ở Sunpu (Shizuoka) để răn đe, cải đạo cô. Nếu răn đe không thành thì đày ra đảo.

Con đường thập giá của Julia
Nghe tin Julia sẽ bị đầy ra đảo. Hiện nay bị quản thúc và đã được đưa đến thị trấn Sunpu, nên người công giáo đến viếng thăm. Theo báo cáo của Dòng Tên dựa trên các nhân chứng thời ấy, được viết như sau:
“Sunpu cách cảng Amiyo ở Izu khoảng 80 km. Những người bị đày ra đảo được đưa bằng thuyền từ cảng Shimizu đến Ajiro, nơi họ quyết định chuyển sang thuyền lớn hơn. Nhưng trường hợp của Julia thì khác hẳn. Họ đưa cô đi bằng đường bộ. Có vẻ như Ieyasu đã mong đợi rằng cô ta sẽ hối hận và chấp nhận sự cải đạo trên đường đi. Julia được người ta mang đi trong một chiếc giỏ, đến đèo Satta (薩埵峠), cô quyết định đi chân trần trên con đường núi với sự cho phép của các quan chức đi cùng. Đó là dịp để cô tưởng nhớ Chúa Giêsu đang đi trên con đường dẫn đến quan tòa. Đi một đoạn các quan lại vội vàng đặt cô vào giỏ và khiêng đi, vì Julia đã kiệt sức, sắp ngã xuống đường nhiều đá và máu đã thắm đỏ chân cô. Đi với Chúa Giesu trên con đường thập giá, cô không hề cô đơn, cô không nghi tình yêu Chúa dành cho cô và cô không hề nghĩ đến tương lai mà tướng quân Ieyasu đã hứa.

Trước khi lên thuyền, Julia viết thư cho Cha Pasio như sau:
“Qua những biến cố trong những ngày vừa qua, Chúa đã tỏ lòng thương xót đối với con. Việc bị đày ra đảo là một ân huệ vô biên Chúa dành cho con. Ân huệ lớn lao này, mặc dù con chưa đáp lại đầy đủ với Chúa. Mong rằng sự quý trọng bản thân mình và sẵn sàng để chịu đựng mọi gian khổ, khó khan sắp tới sẽ nên những lễ vật con dâng lên Chúa.
Cha ơi, đừng lo lắng cho con, xin hãy cầu nguyện và dâng lễ cho con, để Chúa gìn giữ con. Khi có thuyền ra đảo xin cha viết thư con cho. Cha, con tạm dừng. Vỉ thuyền sắp rời bến. Con sẽ không bao giờ quên ơn Cha. Julia. Ngày 26 tháng 4. “

Julia trên Oshima và Niijima
Đảo Oshima, nơi Julia bị lưu đày, cách tỉnh Izu khoảng 40 km về phía đông nam và cách Tokyo khoảng 150 Km. Trên đảo hiu quạnh Oshima, cô được cho là đã sống một cuộc đời cầu nguyện giữa những nơi bất tiện gần Bãi biển Otai, cách cảng Habu khoảng 2 km về phía đông bắc. Tuy nhiên, cô đã không ở trên đảo này lâu dài.
Ieyasu ra lệnh “chuyển đảo” và cô được chuyển đến Niijima ở phía tây nam khoảng 30 km. Clara và Lucia cũng đã bị di chuyển trước đó. Cũng có ý kiến cho rằng, nguyên nhân là do địa điểm quá gần. Hoặc đổi đảo để dẫn đến cuộc sống bất tiện hơn.
Ngược lại, Julia hài lòng với cuộc gặp gỡ với một số phụ nữ đã bị truy đuổi và sống trên đảo này. Nhưng trong khoảng 15 ngày, họ được lệnh “thay đổi đảo khác” và chuyển đến Hachijojima, cách đó 140 km, nơi Magdalena được cho là đã tử vì đạo. Julia cũng được chuyển đến Kozushima, cách Niijima khoảng 20 km, vào cùng thời điểm.
PVLC tháng 7 năm 2022

0 comments on “Chứng Nhân Đức Tin JuliaAdd yours →

コメントを残す