Ngày 13 tháng 3: Tín hữu Nhật Bản gặp Đức Mẹ ( Lễ Kính)
Đạo Công Giáo được loan truyền sang Nhật Bản năm 1549 bởi Thánh Phanxico Xavier (1506) dòng Tên, người Tây Ban Nha. Ngài mất năm 1552 trên đảo Kamikawajima, trước khi vào Trung Quốc. Cả Dòng Phanxicô và Dòng Đa Minh đều cống hiến rất nhiều cho công việc truyền giáo tại Nhật Bản trong thời kỳ nội chiến.
Đến năm 1587, Toyotomi Hideyoshi ban hành sắc lệnh trục xuất nhà truyền giáo và cấm các hoạt động Công giáo. Trên thực tế, đã có lệnh cấm Đạo Công giáo trước đó rồi vào năm 1565, của Nhật Hoàng Ogimachi. Việc này nhằm trục xuất các nhà truyền giáo ra khỏi Kyoto, nhưng không hiệu quả lắm, một phần là do chính sách bảo vệ các nhà truyền giáo của Nobunaga ODA.
Toyotomi Hideyoshi ban hành lệnh bách hại Công giáo năm 1596, nên 26 vị thánh tiên khởi tại Nhật ra đời. Các Vị thánh đầu tiên Nhật Bản tử đạo tại Nagasaki, nhưng bị bắt trong vùng Kyoto. Họ bị trói, cắt tai và buộc phải đi bộ từ Kyoto cho đến Nagasaki. Họ rời Tokyo ngày 3 tháng 1 và chịu tử đạo tại Nishizaka no Oka vào ngày 5 tháng 2 năm 1597
Giữa sự trục xuất của các nhà truyền giáo và sự đàn áp khốc liệt của Công giáo, các tín hữu đã bí mật giữ đức tin của mình, truyền bá đức tin của họ và tiếp tục cầu nguyện với hy vọng một ngày nào đó họ sẽ sống đức tin của mình một cách công khai và tự do. Chứng thực, có một thầy giảng Nhật Bản tên là “Bastien-sama”, người đã tử vì đạo vào khoảng năm 1660, đã nói với những người theo ông những lời sau đây trước khi ông qua đời . “Bảy thế hệ kể từ bây giờ, Linh mục truyền giáo sẽ trở lại và chúng ta sẽ có thể cầu nguyện lớn tiếng và công khai,”
Khoảng 250 năm sau, hậu duệ của bảy thế hệ Công giáo ẩn thân đã có tự do bày tỏ đức tin của mình một cách công khai.
Tín hữu Nhật bản gặp Đức Mẹ sau 250 năm, có nghĩa là qua bảy thế hệ từ khi lệnh cấm đạo Công giáo ban hành mãi cho đến thời đại Minh Trị.
Buôn thuyền nước ngoài đến cảng Nagasaki buôn bán vào những năm 1800. Vì thế nhà thờ Công giáo được xây dựng cho người Công giáo ngoại quốc. Vào năm 1865, khi cuộc đàn áp Kitô giáo đã dịu đi đôi chút, hơn chục người đàn ông và phụ nữ đã đến thăm Nhà thờ Công giáo Oura vừa được xây dựng. Họ nói với Cha Petitjean (1829-1884) thuộc Hội Thừa sai Paris rằng: “Tất cả chúng con, có cùng trái tim như Cha,” có nghĩa là: “Chúng con có cùng một đức tin như Cha” và họ hỏi Ngài: “Tượng Đức Mẹ của Cha để ở nơi nào?”. Vị linh mục đưa họ đến tượng “Đức Mẹ bế Chúa Hài Đồng”. Lúc bây giờ là buổi chiều ngày 17 tháng 3 năm 1865.
Những tín hữu này là hậu duệ của một dân tộc, với đức tin kiên cường, đã chịu đựng 250 năm bách hại Kitô giáo khốc liệt. Để kính nhớ ngày lịch sử này, ngày “Tín hữu Nhật gặp Đức Mẹ” được nâng lên hàng lễ Kính như một lễ riêng của Giáo hội Công giáo Nhật Bản.
Tiếc thay, hai năm sau sự kiện “Tín hữu Nhật gặp Đức Mẹ”, cuộc đàn áp lớn cuối cùng mang tên “Urakami Yonban Kuzure” bắt đầu, và hơn 3.000 tín đồ đã bị lưu đày, và khoảng 600 người đã tử vì đạo.
Mãi đến năm 1873, “bảng tuyên cáo cấm đạo Công giáo” đã được dỡ bỏ và quyền tự do tôn giáo được ban hành.
Cầu nguyện:
Chúa nhân từ,
Nhờ ân sủng của Chúa trợ giúp,
Các tín hữu Nhật bản đã giữ vững đức tin qua bảy thế hệ dù phải trải qua các cuộc đàn áp khốc liệt và được Đức Mẹ hướng dẫn đến với Mẹ.
Hôm nay chúng con kính mừng lễ các hậu duệ tín hữu Nhật bản gặp Đức Mẹ tại Nagasaki, xin cho chúng con được chịu đựng được những thử thách nhờ ân sủng Chúa và lời cầu bầu của Mẹ Maria. Amen.
3月17日: 日本の信徒発見の聖母 (祝日)
日本に最初(1549年)にキリスト教を伝えたのは、イエズス会士の聖フランシスコ・ザビエルであった。彼は1552年に中国の上川島で亡くなった。フランシスコ会ともドミニコ会も日本での宣教に力を注いだ。
ところで1587年に豊臣秀吉によってバテレン追放令を発され、キリスト教布教を禁じられた。実はもっとも早い禁教令があった。それは1565年にすでに正親町天皇が追放令を出した。これは京都から宣教師を追放することであったが、織田信長による宣教師の保護政策もあって、さほど効果はなかった。
豊臣秀吉が1596年に出した禁教令で、日本26聖人が生まれた。長崎で殉教された日本初の聖人は京都で捕まえられ、耳を削がれ、1月3日に京都を出発し、2月5日に西坂の丘で殉教した。
禁教令が出されてから、「キリシタン禁制の高札」が撤去されたまで約250年間であった。
宣教師追放、キリシタン弾圧、鎖国令、潜伏の時代
宣教師追放し、厳しいキリシタン弾圧政策の状況の中で、信徒たちは密かに信仰を守り、信仰を伝え、またいつか公に自由に信仰を生きることを待望し、祈り続けた。実は1660年頃に殉教した「バスティアンさま」という日本人の伝道師が、死ぬ前に次の言葉で信者を話した。「今から7世代が経つと、バテレンさまが戻り、大きな声で公然と祈りが唱えられるようになる」と言った。そして、約250年後、つまり7世代の潜伏キリシタンの子孫がその自由に信仰を表すことが出来るのを迎えた。
日本の信徒発見の聖母
1800年代の長崎に、貿易のために外国船が往来した。外国人のカトリック信徒の為に教会が建てられた。キリスト教への迫害が少し緩やかになった1865年のこの日、十数名の男女が、建てられて間もない大浦天主堂を訪れ、聖堂内で祈るプティジャン神父に近づき、「ワタシノムネ、アナタトオナジ」、つまり、「私たちもあなたと同じ信仰をもっています」と信仰の告白をした。その後、「サンタ・マリアの御像はどこ?」と尋ねた。プティジャン神父は、日本のキリシタンの子孫を目の前にし、この慰みを神に感謝し、彼らをマリア像の前に導いた。1865年3月17日の午後であった。
彼らは、250年以上にも及ぶキリスト教への厳しい弾圧を、不屈の信仰をもって耐え忍んできた人々の子孫である。この日の名称は「日本の信徒発見の聖母」と言い、日本固有の祝日として祝うことになっている。
だが、「日本の信徒発見の聖母」のできごとから、2年後、「浦上四番崩れ」と呼ばれる最後の大弾圧が始まり、3、000人を超える信徒が流罪となり、600人ほど殉教した。「キリシタン禁制の高札」が撤去され、信仰の自由になったのは1873年のことであった。
祈り
いつくしみ深い神よ、
あなたの恵みに支えられて、日本のキリシタンは厳しい迫害に耐え、
七代にわたって信仰を守り抜きました。
この日、サンタ・マリアの導きによって、
長崎でその末えいが発見されたことを喜び祝うわたしたちも、
聖母の祈りに守られて試練に耐え、
力強く信仰の道を歩むことができますように。