Sindone di Torino

Sindone di Torino

No II
Khoảng năm 1350, Khăn Liệm Thánh xuất hiện tại Lirey, Nước Pháp
Ký lục đầu tiên ghi về tấm vải được gọi là Khăn Liệm Thánh tại Châu Âu vào khoảng năm 1350, tại một thành phố có tên là Lirey gần Paris, được triển lãm tại Thánh Đường do Lãnh Chúa Geoffroy de Charney thuộc gia tộc Charny xây dựng. Vì vậy có nhiều người hành hương viếng, nhưng Lãnh Chúa không công bố đó là Khăn Liệm của Chúa Giêsu. Do đó, đã gây nên sự đối lập với Đức Giám Mục. Sự đối lập này được rất nhiều tài liệu ghi lại. Trong đó, được để ý đến nhiều nhất đó là Mề-đay kỷ niệm (đường kính 6cm) ngẩu nhiên được vớt lên từ sông Seine của Paris. Tuy phần trên và phần dưới đã bị bể vỡ, nhưng hình người ở mặt trước và mặt sau cùng vị trí chi tiết dệt sam lụa của Khăn Liệm Thánh có ấn rõ con dấu của gia tộc sở hữu.

Đó đúng là khăn liệm hiện tại đang được bảo quản tại Torino. Vấn đề ở đây đó là; làm sao mà có được khăn liệm ấy?

Năm 1204, được triển lãm tại Constantinopli
Năm 1204, kho châu ngọc di phẩm thánh tại Constantinople (hiện tại là Istanbul) bị Đệ Tứ Thập Tự Quân chiếm cướp. Binh sĩ Robert de Clary, người tham gia trận chiến, có ghi tài liệu để lại rằng; “tại thành phố này, vùng Blachernai có tu viện Thánh Mẫu Maria, tấm vải cây lanh (Sydone) liệm Chúa của chúng ta, vào Thứ Sáu mỗi tuần, trông nhìn Ngài đứng thẳng người, hình Ngài được nhìn thấy rất rõ nét. Nhưng sau khi thành phố bị thất thủ, cả người Hy Lạp cùng người Pháp không một ai biết tấm vải ấy đã ở đâu cả.”
“Sydoine” là từ “Sindon” trong Kinh Thánh, “Trông có vẻ như đang đứng” có nghĩa là không phải chỉ có khuôn mặt, nhưng toàn cả thân người. Do đó, có khả năng đó là Tấm Khăn Liệm Thánh đã được trưng bày.

Người đem di phẩm thánh về vẫn còn trong bí ẩn
Năm 1205, một năm sau khi thành phố bị thất thủ, Teodorus Angelus Comnenus, trong văn thư gởi Đức Giáo Hoàng Innocenzio II (Rôma): “Ottho de la Roche đã mang về Athens tấm vải liệm bọc Chúa Giesu Kito của chúng ta khi Ngài qua đời, trước khi được phục sinh”, ông tuyên cáo.
Khi thành phố thất thủ, Otto de la Roche là nhân vật đầu tiên bước vào nhà thờ Brakel, nơi có trương treo tấm khăn vải cây lanh. Nhờ vào công tích ấy mà ông đã được thăng chức công tước của Athens ngay năm sau đó, ông là người được truyền đồn là đã đem Khăn Liệm Thánh về đất Pháp. Tuy các ký lục không được minh bạch, nhưng ông là người có tên trong gia phả trong dòng tộc của người vợ thứ hai của ông Geoffroy, người có quyền sở hữu Khăn Liệm Thánh.

No IV
Vào năm 1453, Khăn Liệm Thánh thuộc quyền sở hữu của dòng tộc Savoia
Năm 1453, người cháu cuối cùng Marguerite của dòng tộc Charney đã tặng Khăn Liệm Thánh cho Vua Ludovico thuộc dòng tộc Savoia. Khăn Liệm Thánh đã trở thành báu vật của dòng tộc Savoia trong suốt thời gian 530 năm, lịch sử ấy đã được ghi chép lại thật rõ rang.
Năm 1506, Đức Giáo Hoàng Julius II đã phê chuẩn bản văn nghi thức phụng vụ của Thánh lễ Khăn Liệm Thánh và cũng cho phép cử hành Thánh lễ Misa. Từ năm ấy trở đi, Khăn Liệm Thánh được bảo quản tại nhà nguyện Chambery, thủ phủ của dòng tộc Savoia. Cũng nơi này, hàng năm vào ngày 4 tháng 5 Khăm Liệm Thánh được trưng bày công khai để mọi người đến viếng ngắm.
Ngày 4 tháng 12 năm 1532, Nhà Nguyện ấy bị hỏa hoạn, một phần của mặt nắp thùng kim loại bảo quản Khăn Liệm Thánh bị nóng chảy, vài giọt lửa chảy của kim loại đã thủng xuyên qua 48 lớp gấp của Khăn Liệm Thánh.
Từ ngày 2 tháng 5 đến ngày 15 tháng 5 năm 1534, nữ tu dòng Clara đã khâu may lại tấm khăn, may vá lấp lại các lỗ thủng và lót bằng một mảnh vải để tăng độ chắc chắn cho toàn bộ Khăn Liệm Thánh.

Năm 1578, Khăn Liệm Thánh được chuyển dời sang Torino
Năm 1578, Vua Emanuele Filiberto dời thủ phủ sang Torino. Thêm vào đó, Đức Giám Mục của Milano là Thánh Carlo Borromeo khấn sẽ hành hương đến địa điểm của Tấm vải liệm vì thành phố đã được giải thoát khỏi bệnh dịch, Ngài cũng đã chuyển Tấm Khăn Liệm Thánh đến Torino để rút ngắn hành trình hành hương.
Năm 1694, Khăn Liệm Thánh được bảo quản trong một ngôi nhà nguyện mới nơi cung điện.

Từ ngày 25 đến ngày 28 năm 1898 Hình đầu tiên được chụp do nhà nhiếp ảnh Pia Secondo, ông ta đã phát hiện ra được là hình người ở mặt trước của Khăn Liệm Thánh là hình âm (Phim). Đây là một phát hiện bắt đầu cho các bước nghiên cứu kiểm định khoa học. Cho đến thời điểm này thì đã có khoảng 150 lần công khai chiêm ngắm.

Từ ngày 4 đến ngày 24 tháng 5 năm 1931 là lần đầu tiên Khăn Liệm Thánh được triển lãm để kính viếng một cách công khai đầu tiên của thế kỷ 20. Tháng 7 cùng năm ấy, lần đầu tiên được giới thiệu đến Nhật. Những bức ảnh sắc nét của Enrie châm ngòi cho nghiên cứu khoa học ngày nay.

No VI
Nghiên Cứu Khoa Học về hình người trên Khăn Liệm

Nghiên cứu y học về tấm Khăn Liệm Thánh
Vào cuối thế kỷ 20, cho đến thời điểm sau Đệ Nhị Thế Chiến, Khăn Liệm Thánh được nghiên cứu ở nhiều dạng thức, nhưng hầu hết là chỉ dựa trên hình chụp trắng đen của năm 1931. Nhất là các vết thương và nguyên nhân chết của hình người trên Khăn Liệm Thánh được nghiên cứu trên lập trường của Giải Phẩu Học và Bệnh Lý Học, ngay cả việc kiểm chứng Pháp Y Học, cho chúng ta biết rằng; hình người được in thấm trên tấm khăn là người đã bị án thập tự giá. Việc nghiên cứu Pioneer này gồm có các thành phần như; y sĩ ngoại khoa Piere người Pháp, nhà nghiên cứu Rudolph Hynek thuộc hội viên Czechoslovakia của Đại Học Blaha, nhà nghiên cứu Johnvani Đại Học Milano người Ý vv.

Vết thương mũ gai (phía mặt)

Các kết quả phân tích ấy vẫn được đánh giá cao trong hiện tại, và đã được tái xác nhận lại qua những lần nghiên cứu kiểm định sau thời điểm ấy.
Vào cuối thế kỷ thứ 20, nhìn nhận ra được sự giới hạn của việc nghiên cứu trên hình chụp, đồng thời nhìn thấy ra được sự cần thiết của việc trực tiếp tiếp xúc với Tấm Khăn, do đó, Giáo Hội đã cho phép nghiên cứu kiểm định trực tiếp. Lần thứ nhất là vào năm 1963, lần thứ hai là vào năm 1978, bắt đầu cuộc nghiên cứu kiểm định qui mô.

Vết thương trên trán

Bóng thu được khi chụp tấm vải liệm

No VIII
Hình người trên tấm Khăn Liệm Thánh đã vác thập tự giá
Thời Đế Quốc Rôma, ngoại trừ kẻ phản bội, thì không được xử án tử hình Thập Tự Giá cho người dân Rôma. Vì đó là một dạng tử hình nhục nhã nhất. Do đó, người bị án cực kỳ tàn nhẫn ấy chắc hẳn không phải là người Rôma. Thanh dọc của Thập Tự Giá đã được chôn cố định trước ở địa điểm tử hình, người bị tử hình chỉ vác thanh ngang được cột trói vào vai và tay. Thực tế thì phía sau ở vị trí vai có vết trầy lớn. Vết trầy ấy không làm biến dạng vết roi, cho nên chúng ta có thể đoán được là người này có bận áo trong lúc vác thanh ngang. Nếu có nhiều người bị xử án trong cùng một lúc, thì họ sẽ được trói lại với nhau và đi theo thành hàng. Vết thương ở cổ chân là vết bị trói dây. Nếu một người bị té, thì sẽ kéo trì người khác. Theo nghiên cứu khoa học thì chân và đầu gối có đính đất. Nghĩa là người ấy đã đi chân đất và đã bị té nhiều lần. Đó là loại đất Aragonite, có nhiều ở vùng Jerusalem.

No X
Hình người trong Khăn Liệm Thánh đã vát Thập Tự Giá

Thời Đế Quốc Rôma, người công dân Roma không bị án tử treo và đóng đinh trên thập giá, ngoài trừ tội phản quốc. Vì đó là một dạng tử hình nhục nhả và ghe tởm nhất. Do đó, người bị án cực kỳ tàn nhẫn ấy chắc hẳn không phải là người Rôma.
Thanh dọc của Thập Tự Giá đã được chôn cố định trước ở địa điểm tử hình, người bị tử hình chỉ vát thanh ngang và bị trói buột vào vai và hai tay. Trên tấm khan liệm còn in lại vết trầy lớn phía sau của vị trí vai. Vết trầy ấy không làm biến dạng vết roi, cho nên chúng ta có thể đoán được là người này có bận áo trong lúc vác thanh ngang. Nếu có nhiều người bị xử án trong cùng một lúc, thì họ sẽ được trói lại với nhau và đi theo thành hàng. Vết thương ở cổ chân là vết bị trói dây. Nếu một người ngã, thì sẽ kéo trì người khác té theo. Theo nghiên cứu khoa học thì chân và đầu gối có đính đất. Có nghĩa là người ấy đã đi chân đất và đã bị té nhiều lần. Đó là loại đất Aragonite, có nhiều ở vùng Jerusalem.

No XII
Người trên Khăn Liệm Thánh, không bị gẫy xương.
Trường hợp án đóng đinh trên thập tự giá, là một hình thức tàn ác là đánh gãy chân tù nhân để đẩy nhanh cái chết. Tiếng La-tinh gọi là “crurifragium”. Cách này, người đó sẽ không thể thở được và nhanh chóng chết vì ngạt thở. Năm 1968, hài cốt của Jehohanan, tù nhân bị án đóng đinh trên thập giá duy nhất được biết đến, được khai quật từ một nghĩa trang cũ ở quận Givat HaMivtar của Jerusalem. Vài vị trí xương của cả hai chân đùi bị gẫy. Cây đinh vẫn còn đâm ở gót chân. Nội dung này được công bố phát biểu vào năm 1970.
Nhưng người trên Khăn Liệm Thánh thì không bị đánh gẫy xương chân. (vì đã sớm chết)

Yohannan, người chịu án bị gẫy xương đùi

Người trong Khăn Liệm Thánh, được quấn liệm bằng một loại vải lanh quí giá.
Theo những ghi chép còn lại, người bị án tử hình thập tự giá, không được chôn cất đàng hoàng. Bị vất ngoài đồng để nó thối rữa và trở thành mồi cho dã thú. Hoặc bị ném vào hố mồ mã tập thể nào đó. Nhưng, đối với người Do Thái coi trọng việc mai táng, nếu người gia đình thỉnh cầu, thì luật Rôma cho phép trao tử thi ấy cho người nhà. Nhưng, trường hợp kẻ tội phạm thì rất hiếm có.
Người trong Khăn Liệm Thánh, được quấn chôn bằng một loại vải dệt sam lụa cao cấp của vải cây lanh. Đồng thời có nhiều vết máu thắm dính trên khăn liệm, cho nên tử thi này chắc hẳng được chôn cất ở trạng thái không được tẩy rửa sạch. “Theo tập quán chôn cất của người Do Thái”, có qui định là trường hợp bị tử hình và tử thi có bám dính nhiều máu thì cũng phải chôn cất cả máu đang bám dính.
Thế nhưng phải có một lý do nào đó cho nên người bị án tử hình thập tự giá này được coi trọng. Dựa theo khám nghiệm khoa học của Pier Luigi Baima Bollone, từ tấm vải cây lanh có phản ứng chất hương và mộc dược. Ngay trong những vết nước lem thấm trên khăn liệm cũng có hiện lên sự tồn tại của hương và mộc dược. Vì nếu chỉ là nước lả thì sẽ không có những dạng lem thắm như thế. Đây cũng là bằng chứng cho thấy thi thể đã được tôn trọng và chăm sóc.

Xương chân người trong Khăn Liệm Thánh không bị gãy