“Nhà thờ Salesio” và “Đức Mẹ Edo”
Ngôi thánh đường dâng kính “Santa Maria Edo” (江戸のサンタマリア).
Ẩn mình giữa lòng khu phố Himonya yên bình thuộc quận Meguro, Tokyo, Nhà thờ Công giáo Himonya, thường được người dân trìu mến gọi là Nhà thờ Salesio – hiện lên như một chứng nhân sống động của đức tin và vẻ đẹp nghệ thuật.
Ngay sau Thế chiến thứ hai, tại mảnh đất từng hoang vắng này, hạt giống đức tin Công giáo đã âm thầm bén rễ. Với sự hy sinh và đóng góp tận tâm của nhiều con người – từ trong nước đến hải ngoại – ngôi thánh đường hiện nay đã được hoàn thành vào năm 1954, như một dấu ấn của hy vọng giữa những đổ nát thời hậu chiến.

Đức Mẹ ngón tay cái
Điều kỳ diệu đã xảy ra trong chính năm đó: tại Bảo tàng Quốc gia Ueno, Tokyo, một bức tranh thánh quý giá được phát hiện. Đây là tác phẩm của danh họa Ý Carlo Dolci (Thế kỷ 17), có tác phẩm “Đức Mẹ Sầu Bi” còn tên gọi khác nữa là “Đức Mẹ giơ ngón tay cái” – hình ảnh Đức Mẹ đau buồn, trầm lặng với ánh mắt hướng về người con yêu dấu. Hiện nay bức ảnh này được công nhận là tài sản văn hóa quan trọng của Nhật Bản.
Bức tranh ấy được cha Sidotti – vị thừa sai cuối cùng của thời Edo, ngài bí mật đến đảo Hakuseki, Nhật vào năm 1708. Lúc bấy giờ vẫn còn đang thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng. Ngài đã anh dũng chịu tử đạo trong thời kỳ bách hại này. Và bức ảnh “Đức Mẹ ngón tay cái” chính ngài mang từ Ý sang Nhật như một báu vật đức tin.
Bức tranh Đức Mẹ này đã được đặt tên là “Đức Mẹ Edo” (江戸のサンタマリア), Lấy cảm hứng từ hình ảnh thiêng liêng ấy, nhà thờ Himonya đã được dâng kính “Santa Maria Edo – biểu tượng của tình yêu mẫu tử, niềm an ủi và sức mạnh đức tin giữa đau khổ. Bản sao của bức tranh hiện được đặt nơi bàn thờ nhỏ cạnh lối vào, như một lời mời gọi mọi tín hữu đến chiêm ngắm và cầu nguyện.
Vào dịp khánh thành nhà thờ Himonya, tranh gốc đã được trưng bày đặc biệt tại đây trong suốt 4 tháng.

Không chỉ mang vẻ đẹp tâm linh, nhà thờ Himonya còn là công trình tiêu biểu của kiến trúc Romanesque – cổ kính, trang nghiêm mà đầy nét dịu dàng. Bước vào bên trong, người ta có cảm giác như được đắm mình trong một thế giới siêu thoát, nơi thời gian dường như lắng lại.
Các họa tiết trang trí nơi bàn thờ và khắp thánh đường được thực hiện bởi thầy dòng Giacomo Ferrari, mang màu sắc phong phú, hài hòa giữa truyền thống và sáng tạo. Những tác phẩm điêu khắc như Thánh giá uy nghi, tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu, tượng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, hay 14 chặng Đàng Thánh Giá, đều là hiện thân của nghệ thuật tôn giáo Ý – sâu sắc, lắng đọng và đầy xúc cảm.
Phía trái bàn thờ là bức tượng “Pietà” bằng cẩm thạch trắng, khắc họa Đức Mẹ ôm xác Chúa Giêsu – tác phẩm tinh xảo của nhà điêu khắc Montaiuti.
Phía phải là tượng Thánh Gioan Bosco, người bạn, cha và thầy của giới trẻ, do cha Paolo Faroni sáng tác.
Thánh Gioan Bosco sáng lập dòng Salêdiêng, vào thế kỷ 19.
Don Bosco (1815–1888) đã nhận thấy sự cần thiết phải giáo dục thanh thiếu niên nghèo, bị xã hội bỏ rơi trong bối cảnh nước Ý đang chìm trong sự hỗn loạn của cuộc Cách mạng Công nghiệp và phong trào thống nhất đất nước. Từ đó, ngài bắt đầu dấn thân vào sứ mạng giáo dục giới trẻ.
Sau này, Don Bosco cùng với những thanh niên được ngài nuôi dưỡng đã thành lập một dòng tu.


Nhiều cây cột bằng đá cẩm thạch Ý sáng bóng, dựng lên như nâng đỡ cả bầu trời nhà thờ trong thinh lặng thiêng liêng.
Ở cuối nhà thờ, bên trái, là phòng rửa tội, nơi bức bích họa sống động mô tả cảnh Chúa Giêsu chịu phép rửa từ tay Thánh Gioan Tẩy Giả – một hình ảnh mở đầu cho hành trình cứu độ của Người.
Thánh đường có sức chứa khoảng 400 chỗ ngồi, đủ để chào đón cộng đoàn trong những thánh lễ long trọng. Và tháp chuông cao đến 36 mét, như cánh tay vươn lên trời cao, vang vọng lời kinh nguyện của những con tim tin yêu.
Himonya – một góc nhỏ giữa Tokyo hiện đại – vẫn luôn giữ cho mình một khoảng lặng linh thiêng. Nơi ấy, “Santa Maria của Edo” vẫn lặng lẽ chở che, mời gọi mỗi người bước vào hành trình đức tin và chiêm ngắm tình yêu dịu dàng của Thiên Chúa.
♰Sancta Maria in Edo
=Ora pro nobis