Võ Sĩ Justo Takayama Ukon

Võ Sĩ Justo Takayama Ukon

Ngày 3 tháng 2 kính nhớ Chân Phước Justo Takayama Ukon (高山右近). Ngài là một lãnh chúa, võ sĩ đạo người Nhật, và cũng là một Kitô hữu trong thời kỳ nội chiến (戦国時代) của Nhật Bản.

Võ sĩ Takayama Ukon (I)

Ngày 21 tháng 1 năm 2016, Đức giáo hoàng Phanxico đã chính thức công bố và ký sắc lệnh phong chân phước cho Võ sĩ Giusto Takayama Ukon. Lễ phong chân phước cử hành trọng thể ngày 7 tháng 2 năm 2017 tại Osaka nơi võ sĩ Ukon sinh sống. Ukon từ trần ngày 3 tháng 2 năm1615 trong lúc sống lưu vong tại Philippine, nhưng quá trình phong chân phước cho ngài giống như một vị tử đạo.

Takayama Ukon là ai?

Ukon là một võ sĩ chấp nhận bị ngược đãi, từ chối quyền lực, từ bỏ danh vọng và của cải chứ không phản bội lại lương tâm và đức tin Công giáo.

Ukon sinh năm 1552 từ một gia đình võ sĩ tại Settsu-no-kuni (Toyono-Osaka) trong thời chiến quốc Nhật Bản. Ukon cùng với cha là võ sĩ Takayama Tomoteru trở lại đạo Công giáo năm lên 12 tuổi và nhận tên thánh là Giusto, nghĩa là “công chính”.

Thời chiến quốc cũng là thời loạn, các lãnh chúa và tướng quân dùng mưu mẹo và vũ lực để gom góp quyền lực. Người tài giỏi không còn muốn phục vụ kẻ lãnh đạo bạc nhược nữa. Người dân là những con “chốt” đổi mạng cho các trận chiến đẫm máu và trở thành “tế vật” cho những mưu mẹo chính trị.

Sống trong hoàn cảnh đó, cũng như các bạn bè cùng đẳng cấp, Ukon nhìn thấy những hứa hẹn rực rở và một tương lại đầy hy vọng. Năm 21 tuổi tướng quân Nobunaga công nhận tài văn võ kiện toàn của Ukon, và nâng ông lên làm lãnh chúa vùng Takatsuki (Takatsuki-Osaka). Thời kỳ Ukon cai quản lãnh thổ Takatsuki, ông xây cất nhà thờ, mời các nhà truyền giáo đến nâng đỡ giáo dân cũng như rao giảng tin mừng cho dân trong lãnh thổ của ông. Chính Ukon là người hướng dẫn, dạy giáo lý cho nhiều võ sĩ và đưa nhiều người vào đạo.

Để dân trong lãnh thổ Takatsuki sống theo tinh thần yêu thương phúc âm, công bằng và bác ái, ông tổ chức chương trình giảm khổ xóa nghèo bằng cách tạo việc làm cho dân cùng các sinh hoạt thiện nguyện chia sẻ cơm áo v.v… Tuy Ukon là một lãnh chúa, nhưng ông luôn sống giản dị và hòa đồng với mọi người. Có chuyện kể về ông: Ngày nọ ông đi dạo trong lãnh thổ, nhìn thấy đám tang xa xa. Ông động lòng thương con dân, vội chân đến gần. Ukon cầu nguyện cho người quá cố, an ủi người gia đình rồi ông xin được vác hòm người quá cố một đoạn đường.

Hạ mình xuống là lối sống của Ukon. Biết bao nhiêu bạn bè cùng đẳng cấp với ông chọn quyền lực, gom góp của cải và danh vọng. Còn Ukon thì không. Ông chọn một lối sống khác. Lối sống của Phúc âm. Lối sống của Chúa Giêsu. “Ngài, phận là phận của một vì Thiên Chúa, nhưng Ngài đã không nghĩ phải dành cho được chức vị đồng hàng cùng Thiên Chúa. Song Ngài đã hủy mình ra không, là lĩnh lấy thân phận tôi đòi, trở thành giống hẳn người ta; đem thân đội lốt người phàm, Ngài đã hạ mình thấp hèn, trở thành vâng phục cho đến chết, và là cái chết thập giá!” (Philip 2,6-8)

Nam Du ký

Võ sĩ Takayama Ukon (II)

Võ sĩ Takayama Ukon (III)

Võ sĩ Takayama Ukon (IV)

Võ sĩ Takayama Ukon (V)

Võ sĩ Takayama Ukon (VI)

Võ sĩ Takayama Ukon (Bài kết 完)

Ông trở thành lãnh chúa (Daimyo) thành (lâu đài) Takatsuki từ năm 1573 đến mùa hè năm 1585, sau đó ông trở thành lãnh chúa thành Funage (Hyogo-ken) 2 năm. Năm 1587 Toyotomi Hideyoshi (1537-1589) ra lệnh cấm đạo, phế chức các võ sĩ không bỏ đạo; lúc bấy giờ Ukon chọn cuộc sống lưu đày chứ không phản bội đức tin.

Tokunaga Ieyasu (1543-1616) thống nhất đất nước và ra lệnh trục xuất Ukon khỏi Nhật Bản. Lúc bấy giờ Ukon mới ngoài 60 tuổi. Mùa đông năm 1614 ông cùng gia đình bị đày sang Phi Luật Tân và từ trần ngày 3 tháng 2 năm 1615 sau 40 ngày khi đến Phi.

Nhưng quá trình phong chân phước cho Võ sĩ Ukon giống như một vị tử đạo.

Ngày 5 tháng 2 năm 1597 Giáo Hội Nhật Bản được cả thế giới biết đến qua hung tin 26 giáo dân, linh mục và tu sĩ Công giáo bị xử tử tại Nagasaki vì tin theo đạo Công giáo. Hầu hết các vị tử đạo tiên khởi tại Nagasaki đã bị bắt tại Osaka và Kyoto, Võ sĩ Takayama Ukon đã góp phần rất lớn cho việc truyền giáo và xây dựng cộng đoàn Kitô hữu nơi này. Các Ngài bị xẻo tai bên trái, sau đó bị sỉ nhục, giày xéo, bỏ đói khát, phơi lạnh và làm trò cười cho thiên hạ gần 1 tháng (28 ngày) trên đoạn đường dài 900 cây số từ Kyoto, Osaka, Himeji, Okayama, Hiroshima, Yamaguchi, Hakata đến Nagasaki.

Takayama Ukon có tên trong danh sách trên, nhưng có hai lý do mà tên ông “bị” xóa đi. Một là: vì nếu giết ông sẽ có nhiều giáo dân theo gương ông xin được phúc tử đạo hay có thể gây bạo loạn. Hai là: giết ông sẽ mất đi một nhân tài và chính quyền cũng hy vọng sau cái chết kinh hoàng của 26 người Công giáo sẽ làm ông bỏ đạo.

Nhưng người có đức tin thì có lý do khác, đó là lý do thứ ba: Tên Takayama Ukon “bị” xóa khỏi danh sách các vị tử đạo đầu tiên, vì không một ai có thể quyết định quyền sinh tử của ông ngoài Thiên Chúa.

Sau 27 ngày sống lưu đày trong quần đảo Nhật như “Con Người không có chổ gối đầu” (Lc9,58). Cho đến năm 1614 chính quyền Tokugawa Ieyasu không thuyết phục được Takayama Ukon bỏ đạo và không ai dám quyết định sinh tử mệnh của ông, nên họ tìm cách trục xuất Ukon ra khỏi lãnh thổ Nhật bản.

Ngày 25 tháng 2 năm 1614 tuyết phủ trắng đường phố Kanazawa, nhưng đám đông không ngại trận mưa tuyết; họ tụ tập trước cổng thành Kanazawa vì tò mò về tin đồn về bản án cho Ukon. Có kẻ đến để ngạo mạn Ukon, có người hiện diện để thông cảm và an ủi, còn quân lính thì vội vả giống như họ đang đóng lại đoạn kịch sau khi Giuda hôn Chúa Giêsu (Mt 26,47-56).

Justo Ukon từ tốn nhưng hiên ngang, chuyển vội chân ra khỏi cổng thành Kanazawa rồi lặng lẽ đi giữa hai bức tường người của đám đông tự nguyện. Vợ Ukon Justa, con và các cháu bước theo vết chân in trên tuyết của người chồng, người cha và cũng là người ông để lại. Lúc bấy giờ cháu gái nhỏ nhất vừa lên tám phải vội chân lắm mới kịp ông nội được. Theo lệnh trên, Ukon cùng gia đình đi về hướng Kyoto, Osaka với đường dài 300 cây số. Nhưng Ukon hài lòng vì đã nhiều lần ông đã đi 14 chặng đàng Thánh giá trong khuôn khổ nhà thờ và dùng bản kinh để ngắm. Nhưng lần này,Ukon hãnh diện được sống lại với 14 chặng đàng Thánh giá nơi công cộng, giữa công chúng với những lời nguyện ngắm từ con tim của Ukon thổ lộ với trái tim Chúa.

Sự lên đường của đại gia đình Ukon làm cho chúng ta liên tưởng đến lời chia sẻ kinh nghiệm đức tin của Thánh Phaolô: “Không có gì có thể tách tôi ra khỏi lòng yêu mến của Đức Kitô. Dù là gian truân, bĩ cực, đói khát trần truồng, hiểm nguy, gươm giáo…. Tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay thiên phủ, dù hiện tại hay tương lai, dù quyền năng, dù chiều cao hay chiều sâu hay bất cứ tạo vật nào khác, không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi lòng yêu mến Thiên Chúa được thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta” (Rm 8,31-39).

Hôm trước ngày rời thành Kanazawa, bạn bè đến chia tay, tặng quà, khuyên Ukon “giả vờ” bỏ đạo để khỏi bị trừng phạt. Nhưng Ukon từ chối quà tặng, từ chối “giả vờ” bỏ đạo. Ông đáp: Tôi kính trọng thiên hoàng, nhưng tôi không thể phản bội Đấng tạo nên tôi và trời đất. Đêm ấy ông đem 60 thẻ vàng và nhờ cận vệ mang biếu cho những ân nhân ông đội ơn và bạn bè, ông nói: Ta không thể phục vụ nhân dân như một người công chức nữa, nên của cải này xin hoàn lại cho anh em.

Sau 10 ngày đàng, Ukon nhận được lệnh mới từ Ieyasu: 1-Cưỡng chế đàng ông đến Nagasaki. 2-Phụ nữ có quyền chọn Kyoto làm quê hương. 3-Giải tán đội cận vệ của Ukon. Nghe bản án, Ukon cảm nghiệm được nổi đau buồn đổ mồ hôi máu của Chúa Giêsu trong vườn Getsemani! Ông kinh nghiệm được tại sao mồ hôi có thể hòa chung với máu được! (Mc14.32-41). Lòng trí Ukon tuy não nề, nhưng ông xác tín rằng: “Thiên Chúa sẽ dự liệu của lễ toàn thiêu”(St 22,1-19). Nên Ukon suy nghĩ như Chúa Giêsu, “các ngươi hãy bắt ta, và hãy để cho những người này đi (Yn 18,8).

Ukon nhìn Justa vợ ông, rồi chuyển người về phía Kyoto thầm nghĩ: phụ nữ và các con cháu cần phải sống… Một lần nữa Ukon hướng người về phía Justa, nói khẽ: Em cố gắng dưỡng dục các con, cháu. Justa nắm nhẹ tay chồng, tuyên hứa: Anh đi đâu là em ở đó… Ukon cắn môi, gật đầu nhè nhẹ rồi thêm một bước nữa về hướng cảng Osaka. Justa nối theo bước chân chồng, các con cháu nhanh bước mẹ và bà, …

Ngày 4 tháng 4 gia đình Ukon và đoàn người không bỏ đạo bị tống lên thuyền đang neo bến Osaka để đưa về Nagasaki, sau đó sẽ trục xuất ra khỏi xứ Nhật bản. Ngày 8 tháng 11 năm 1614 tàu chở người bị trục xuất nhổ neo rời Nagasaki. Nhưng tính độc ác của Ieyasu chưa nguôi, vì ông luôn tự mãn và kiêu hãnh về quá khứ bình trị được thiên hạ, thống nhất đất nước; thì tại sao đối với Ukon lại nhu nhược! Ông bèn ra lệnh cho binh lính: Khai hỏa… đánh chìm thuyền của Justo Ukon. Nhưng khi quân lính đến cảng Nagasaki thì tầu của Ukon đã rời bến và biến dạng trong sương gió mù. Một lần nữa, chỉ có Chúa mới là chủ của sự sống và cái chết của Ukon.

“Thân trần truồng sinh từ lòng mẹ,

Tôi sẽ trở về đó cũng trần truồng.

Đức Chúa ban cho, Đức Chúa lại lấy đi.

Xin chúc tụng danh Đức Chúa” (G 1,21).

Ukon được thiên thần đón về trời ngày 3 tháng 2 năm 1615 sau 40 ngày đến đất Phi Luật Tân.

Nam Du ký (hết)

高山右近年表

天文21年(1552)摂津国高山に生まれる。(幼名彦五郎)

永禄6年 (1563)大和国沢城でイルマンロレンソより洗礼を受ける。(12歳)

天正元年 (1573)3月摂津国高槻4万石城主となる.(21歳)

天正2年 (1574)22歳で余野城主黒田高綱の娘と結婚、3男4女を儲ける。

天正7年 (1579)高槻城主となる。熱心に福音宣教をする。

天正8年 (1580)安土セミナリオ設立に協力する。

天正9年 (1581)巡察氏師ヴァリニャーノが高槻で復活祭を祝う。信者は1万8千人になっている

天正10年(1582)1月に天正使節団が長崎から発つ。3月に本能寺の変で明智光秀が織田信長を襲い殺害し、兵が安土セミナリオへ来て掠奪。高山右近は2人の神父と2人の修道士、それに生徒28人を舟で琵琶湖の沖ノ島から坂本、京へ逃す。同年セミナリオを高槻へ移す。秀吉側に立つ。

天正11年(1583)大阪城の建設に協力。オルガンチノ神父を秀吉に合わせる。大阪城下に教会を建設する。

天正13年(1585)閏(うるう)8月豊臣秀吉が要衝の地高槻を召し上げる。同年摂津国船上城へ移る。ここにも熱心に宣教し、大きな成果を収める。

天正14年(1586)3月豊臣秀吉がイエズス会準管区長コエリヨ神父と接見の際先導役をつとめる。

天正15年(1587)6月10月豊臣秀吉が九州征伐の陣中でキリシタン禁教令を発する。高山右近は棄教を要求されるがそれを拒み牢人する。博多湾の小島へ逃れる。小西行長に助けられ小豆島へ匿れる。

天正16年(1588)肥後国宇土へ逃れる。

天正17年(1589)前田利家客人となり京に住む。(216石)

天正18年(1590)3月20日教皇シクトス五世、高山右近に慰めの書をおくる。

同年 3月前田利家に従い、関東で松井国城を攻める。(小田原の陣)

同年 6月続いて鉢形城と八王子城を攻める。(小田原の陣)

文禄4年 (1595)床に就いた茶道頭の浦生氏里を訪れ、最期に信仰に固めた。

         この頃、高山右近は京都と大阪で盛んに布教していた。

慶長2年 (1597)2月5日長崎で26聖人の殉教が行われた。高山右近も名簿にあったといわれる。

慶長3年 (1598)秀吉が亡くなる。

慶長4年 (1599)閏3月前田利家の死により息子利長をたより金沢城下に住む。

同年能登国で4万石与えられる。

慶長5年 (1600)細川ガラシアが帰天する。石田三成は、関が原の戦いで破られる。

慶長6年 (1601)金沢城下にロドリゲス神父と日本人修道士を招く。

慶長8年 (1603)金沢城下にマトス神父を招く。

同年 金沢城下にピレス神父を招く。

同年 金沢城下にトルレス神父を招く。

慶長10年(1605)高山右近の寄進により、金沢城下に一箇所、能登国七尾と滋賀にキリシタン寺できる。

慶長18年(1613)12月23日 日本全国にキリシタン追放令が出る。

慶長19年(1614)正月26日 金沢藩に高山右近などの追放令届く。(駿府記)

同年 2月14日京都所司代が高山右近の引き渡しを命じる訳(この頃徳川方は高山右近などの智将が大阪方に味方しないように説得する)

同年 2月15日高山右近など金沢城下を出立するも道中多くの人々が別れを惜しむため迂回して坂本から大坂に着く。

同年 3月淀川河口天満がら舟で長崎へ向かう。

同年 3月15日長崎に上陸。(鳥ノ羽屋敷に入る)

同年9月8日長崎奉行が一行に乗船を命じる。

同年9月13日出帆合図を出ずも延期となる。(徳川方に味方するよう再三説得)

同年10月6日長崎を出帆ずる。

同年10月29日マニラに上陸する。(日本人町に居住}

元和元年 (1615)2月3日高山右近病死(63歳)マニラの聖アンナ教会に葬られる。